Các nhà khoa học vừa hoàn thành xong bản đồ chi tiết nhất về phần chìm của lục địa trắng này, đó là bản đồ về dãy núi dưới đáy Nam cực. Hình ảnh gây sửng sốt này tốn hàng thập kỷ để thu thập dữ liệu bằng máy bay, vệ tinh, tàu thuyền và cả những người dùng chó để kéo xe.
BEDMAP, bản đồ thể hiện phần đáy của Nam cực. Ảnh: BBC. |
Theo BBC, các nhà khoa học hiện đang làm báo cáo về những thay đổi đáng kể tại rìa lục địa này. Đó là việc các tảng băng đã tan chảy vào đại dương, làm mực nước biển dâng lên trên toàn cầu. Những thông tin trong bản đồ này sẽ giúp các nhà nghiên cứu dự báo tốc độ tan chảy trong tương lai.
Hamish Pritchard, thuộc cơ quan nghiên cứu Nam cực của Anh giải thích, thông tin này sẽ là nền móng cho những mô hình chúng tôi hiện đang sử dụng để nghiên cứu các tảng băng trôi như thế nào trên lục địa này. Tuyết rơi làm cho Nam cực vẫn tiếp tục có băng, và những tảng băng này tiếp tục trôi dạt vào bờ nơi các núi băng khổng lồ vỡ ra trên đại dương hoặc tan chảy. Để mô hình quá trình này không chỉ đòi hỏi kiến thức vật lý phức tạp về băng mà còn phải đo vẽ địa hình đáy lục địa mà tảng băng đang trôi qua.
Hamish Pritchard đã giới thiệu bản đồ này trong cuộc họp của hiệp hội địa vật lý Mỹ, cuộc họp thường niên của những nhà khoa học về trái đất và hành tinh.
“Chúng tôi đã mang toàn bộ mọi thứ để vào 1 nơi. Trong nhiều khu vực, bạn có thể thấy vực sâu, thung lũng, đồi núi, như thể bạn đang ngắm nhìn 1 phần của Trái đất mà trước đây chúng ta từng xem giờ được đưa ra ngoài sáng”, Hamish Pritchard nói trên trang BBC.
Dữ liệu nguồn của bản đồ này được 1 loạt những cộng sự trên thế giới cung cấp. Tiến sĩ Pritchard cùng đồng sự của mình Peter Fretwell và David Vaughan đã gộp tất cả lại thành 1 kết quả duy nhất.
Dự án này chủ yếu được thực hiện phần lớn dựa vào máy bay sử dụng hệ thống rada để khảo sát trong vài năm gần đây. Không như các ngọn núi, băng hoàn toàn trong suốt khi nhìn trên rada. Vì vậy các nhà khoa học đã bắn các tia sóng siêu âm xuyên qua các tảng băng và thu nhận những phản hồi để xác định độ sâu của dãy núi dưới đáy lục địa và độ dày của lớp băng bao phủ. Những chiếc máy bay đo đạc này, sử dụng GPS, sẽ bay tới hay bay lui trên khắp các tảng băng với nhiệm vụ có thể kéo dài hàng tuần mỗi lần.
Phúc Nguyễn
Núi lửa khổng lồ dưới đáy biển Nam Cực
Một đoàn thám hiểm Anh quốc vừa phát hiện hơn một chục miệng núi lửa dưới đáy đại dương Nam Cực thuộc khu vực gần các hòn đảo có tên South Sandwich ở phía nam Đại Tây Dương. Những rặng núi lửa này có độ cao lên tới gần 3km và một vài miệng đang hoạt động.
Năm 1775, khi thám hiểm gia James Cook khám phá ra quần đảo South Sandwich, ông đồng thời cũng có ghi lại sự tồn tại của hàng tá các hòn đảo núi lửa đang hoạt động nhô lên trên mặt nước. “Tuy nhiên, khu vực bên dưới đáy biển vẫn hoàn toàn chưa được biết. Chưa ai từng khảo sát khu vực này trước đây”, Phil Leats dẫn đầu nhóm khảo sát Nam Cực Anh quốc cho biết trên Discovery. “Hiện tại, chúng tôi đã lập sơ đồ rất chi tiết về vùng đáy biển quanh những hòn đảo này”.
Hình ảnh quét bằng thiết bị quét âm dưới nước cho thấy có đến 12 miệng núi lửa mới được phát hiện dưới vùng nước Nam Cực gần quần đảo South Sandwich, thuộc phía nam cuối Đại Tây Dương. Ảnh: British Antarctic Survey. |
Theo phân tích khoa học, những rặng núi lửa này được tạo ra khi mảng địa chất lục địa Nam Mỹ trượt qua bên dưới mảng địa chất South Sandwich về phía tây, khiến cho nước biển bị hút vào sâu bên trong lõi Trái đất qua khe trượt. Sau cùng, nham thạch nóng chảy từ lõi Trái đất lại phun trào lên trở lại tạo nên sự phun trào của những rặng núi lửa này.
Nhờ khám phá này, các nhà địa lý học có thêm hiểu biết về các vụ phun trào bên dưới đại dương và quá trình hình thành của một vỏ lục địa mới.
Giới sinh vật học cũng rất quan tâm đến khám phá này bởi vì những miệng phun nước nóng tuôn ra từ dưới đáy biển sẽ tạo ra một loại môi trường sống mới, từ đó tạo ra các loài mới. “Chúng ta vốn biết có một hệ sinh thái hoàn toàn khác cho những dạng sống mới tồn tại quanh những khu vực nước nóng như vậy”, ông Leat cho biết.
Ngoài ra, phát hiện này giúp tăng nhận thức chung về hiểm họa sóng thần. Núi lửa dưới đại dương thường được cấu thành bởi vách núi không ổn định. Nếu toàn bộ vách núi lửa đều không ổn định, nó có thể sụt xuống bất thình lình, và tạo ra sóng thần.
“Dữ liệu GPS của chúng tôi có thể chứng minh rằng thực chất các hòn đảo ở South Sandwich đang di chuyển về phía đông với tốc độ rất nhanh, hướng về phía châu Phi. Như vậy, bờ biển phía tây châu Phi đang đứng trước hiểm họa do sóng thần xuất phát từ vùng núi lửa mới được tìm thấy này”, ông Ian Dalziel thuộc Đại học Texas tại Austin kết luận.
Phan Khôi
No comments:
Post a Comment