Báo Asharq al-Awsat phát hành tiếng Arab tại London ngày 11 và 12/6/2004 đăng một loạt bài gây chấn động về một âm mưu ám sát hi hữu mà chính quyền Libya của Gaddafi đang thực hiện. Mục tiêu của vụ ám sát này lại là hoàng thái tử Abdullah Ben Abdu al-Azeez của vương quốc Saudia Arabia- một quốc gia trụ cột của thế giới Arab và Hồi giáo, một "người anh em" của Gaddafi!
Hồi tháng 8 năm 2003, chính quyền Anh bắt giữ Abdu al-Rahman al-Amoudi khi người này đang lên chuyến bay London- Damascus. Bị phát hiện trong hành lý xách tay có 340.000 USD, đương sự khai rằng một người Lybia đã trao cho ông ta số tiền này tại một khách sạn ở London mà không giải thích lý do (?). Vì là công dân Mỹ, Al-Amoudi bị giải giao cho FBI. Khi thẩm vấn, giới hữu trách Mỹ cho rằng đương sự nhận số tiền trên để trao cho lực lượng Hamas đóng tại Syria, nhằm tài trợ cho các cuộc đánh bom tự sát của tổ chức này.
Tuy nhiên, cơ quan điều tra Mỹ đã xửng sốt khi al-Amoudi khai ra điều họ không hề nghĩ tới: Một kế hoạch do lãnh tụ Lybia- Đại tá Gaddafi chỉ đạo, có sự tham gia trực tiếp của al-Amoudi, nhằm ám sát Hoàng thái tử Abdullah Ben Abdu al-Azeez của Saudia Arabia! (Hiện nay là hoàng đế của vương quốc Arab này- NV).
Theo al-Amoudi, hồi tháng 6 và tháng 8 năm 2003, ông ta đã 2 lần được trực tiếp gặp Gaddafi để nghe chỉ thị về việc thúc đẩy kế hoạch ám sát Hoàng thái tử Abdullah. Lời khai của al-Amoudi lại trùng khớp với nội dung lời khai của một sĩ quan cao cấp cơ quan tình báo Lybia- đại tá Mohammed Isma'il bị bắt tại Ai Cập và được chuyển giao cho Saudia Arabia giam giữ để điều tra.
Tổng hợp 2 lời khai này, người ta thấy sự việc đã diễn ra như sau: Trong khi gặp al-Amoudi, Gaddafi nói ông muốn giết Hoàng thái tử Abdullah bằng ám sát, hoặc bằng đảo chính. Đại tá tình báo Lybia- Isma'il khai nhận: Ông ta có trách nhiệm trao 1 triệu USD cho một nhóm 4 kẻ cực đoan người Saudia Arabia (đã bị bắt tháng 11/2003) để chuẩn bị kế hoạch tấn công bằng hỏa tiễn vác vai vào đoàn xe hoặc trụ sở của Hoàng thái tử Abdullah tại Mekka. Khi biết nhóm ở Saudia Arabia đã bị bắt, Isma'il trốn chạy sang Ai Cập, nhưng bị an ninh Ai Cập bắt giữ theo yêu cầu phối hợp của chính quyền Riyad. Sau đó, Isma'il bị dẫn độ sang Saudia Arabia.
Isma'il còn công nhận rằng 2 nhà lãnh đạo của cơ quan tình báo Lybia có tên là Abdullah Sanousi (bộ trưởng tình báo cuối cùng của Qaddafi, mới bị bắt ngày 21/11- NNH) và Musa Kousa (cựu bộ trưởng tình báo và là ngoại trưởng của Gaddafi đã li khai- NNH)- đã ký quyết định cử ông ta phụ trách tổ thực hiện kế hoach ám sát. Hai ông này cũng chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho Gaddafi về diễn tiến của kế hoạch.
Sau khi trực tiếp nhận chỉ thị của Gaddafi, al-Amoudi và Isma'il đã liện hệ với những nhân vật Saudia Arabia ly khai đang lưu vong tại London để tuyển mộ những người đồng hương có thể tham gia thực hiện kế hoạch ám sát này.
Ngày 27/11/2003, những người Saudia Arabia do Isma'il tuyển mộ đã bị bắt tại một khách sạn ở thành phố Thánh địa Mekka, khi họ đang tạm trú để chờ nhận tiền tài trợ cho kế hoạch do một người Lybia sẽ mang đến.
Những lời khai của 2 nhân vật biệt lập nói trên dường như cũng khớp với một nguồn tin mà chính quyền Mỹ nhận được trước đó, rằng Gaddafi đã cảnh báo các lực lượng đối lập lưu vong đang được Saudia Arabia bảo trợ, là Lybia sẽ gây "bất ổn nghiêm trọng" cho Hoàng gia Saudia Arabia!
Al-Amoudi là người Mỹ gốc Eritria, bị bắt tháng 9/2003 tại London và bị dẫn độ về Mỹ, vì bị buộc tội vi phạm luật cấm xuất cảnh sang Lybia và nhận tiền của giới lãnh đạo Lybia.
Còn đại tá Isma'il, 36 tuổi, bị cáo buộc là chỉ huy thực hiện kế hoạch ám sát Hoàng Thái tử Abdullah. Một người bạn thân của Isma'il nói ông ta 36 tuổi, có vợ và 1 con trai 3 tuổi. Ông này theo nghề tình báo cho Lybia từ 9 năm trước. Isma'il là người kín đáo, dễ xúc động. Ông được coi là một "ngân hàng lưu động" của cơ quan tình báo Lybia, vì thường nhận trách nhiệm bí mật chuyển những khỏan tiền lớn bằng đường hàng không quốc tế cho các nhóm thực hiện các kế hoạch bí mật ngoài biên giới Lybia. Isma'il từng là thành viên của trung tâm tình báo Lybia hoạt động tại Pakistan. Khi Mỹ phát động chiến tranh lật đổ chế độ Taliban cuối năm 2001, Isma'il đã tham gia bí mật đưa những người Lybia trong đạo quân "Arab Afghan" rút về Lybia để tránh rơi vào tay quân đội Mỹ.
Cách đây 4 năm, Isma'il trực tiếp mang 4 triệu đô-la Mỹ trên một chuyến bay đặc biệt sang Philipin, để trả cho lực lượng Abu Sayief theo một hợp đồng bí mật, nhằm chuộc 21 con tin người nước ngoài bị nhóm khủng bố này bắt tại một khu nghỉ mát ở Malaysia. Isma'il từng bị cơ quan an ninh Lybia bắt giam (nhầm) hơn 2 tháng khi mang 50 triệu đô-la Mỹ do một nguồn tài trợ cho việc chuẩn bị tổ chức lễ quốc khánh Lybia (01/9). Sau vụ này, Isma'il rất bất mãn với các cấp trên của mình, và ngầm có ý chuẩn bị tích lũy một số tiền lớn, để có dịp là trốn ra nước ngoài. Để triển khai kế hoạch ám sát, Isma'il thường bí mật gặp al-Hamoudi tại khách sạn Metropol ở London.
Việc phát giác âm mưu ám sát này diễn ra trùng với thời gian chính quyền Lybia, do Gaddafi đứng đầu, có những quyết định rất nghiêm túc về việc tự công nhận có chương trình vũ khí hạt nhân bí mật, cho phép thanh sát quốc tế đến kiểm tra, cho phép Mỹ lấy đi tất cả thiết bị, vật tư của chương trình này để thể hiện thiện ý dứt khoát từ bỏ chương trình vũ khí bí mật ấy. Đồng thời, Lybia cũng tuyên bố công khai chống khủng bố và giải quyết dứt điểm 3 vụ khủng bố nghiêm trọng mà cơ quan tình báo nước này đã thực hiện hồi cuối những năm 80 của thế kỷ trước.
Để khuyến khích đường lối trên của Lybia, Mỹ và Anh đã thoả thuận giữ kín việc phát hiện âm mưu ám sát nghiêm trọng nói trên; đồng thời trấn an Hoàng gia Saudia Arabia để tỏ ra "thận trọng" trước khi khẳng định việc Gaddafi có dính líu đến một âm mưu kinh dị như vậy.
Tuy nhiên, đầu tháng 6/2004, tờ New York Times đã phanh phui vụ này, khiến chính quyền Lybia lập tức bác bỏ và chính quyền Mỹ phải lên tiếng khẳng định thái độ. Theo người phát ngôn cùa Tòa Bạch Ốc khi ấy, chính quyền Mỹ "vẫn đang điều tra" để khẳng định tính xác thực của một âm mưu như vậy, cũng như vai trò của lãnh tụ Lybia trong vụ này. Tổng thống Bush cũng nhấn mạnh sẽ tỏ thái độ "ngược lại 180 độ" với chính quyền Lybia, nếu đúng có việc al-Gaddafi chủ mưu vụ ám sát chống lại Hoàng Thái tử Saudia Arabia!
Về vụ mưu sát kinh hoàng này, cựu đại diện Libya của Qaddafi tại Liên Hợp Quốc- Abdu Rahman Shalqam đã nói rõ sau khi ông này từ bỏ chế độ Gaddafi hồi cuối tháng 2/2011:
Đây không phải chuyện bí mật. Tại hội nghị thượng đỉnh ở Doha năm 2004 đã xảy ra cãi vã và rồi hoà giải. Khi ấy, Gaddafi ngồi cạnh nhà vua Abdullah và quốc trưởng Qata'r- Sheikh Hamed Ben Khaleefa Al Thani, thì Abdullah Senousi đến và nói với nhà vua Abdullah: "Thưa đức vua, tôi là người vạch kế hoạch và thực hiện âm mưu định ám sát đức vua. Việc này Gaddafi hoàn toàn không biết".
Một hôm, tổng thống (Algeria) Abdu al-Azeez Boutefliqa kéo tôi ra một chỗ và nói: "Này Abdu Rahman, Muama'r thiếu một điều kiện quan trọng để làm lãnh tụ đó là lòng vị tha. Muama'r không có lòng tha thứ. Ông ấy rất căm ghét nhà vua Abdullah". Tôi gặp nhà vua Abdullah và nói với nhà vua chuyện này. Nhà vua nói với tôi: "Con trai Abdu Rahman ơi. Mọi chuyện con và người anh em Sa'oud al-Feisal (ngoại trưởng Saudia Arabia- NV) làm, ta đều chấp nhận được. Ta tin con là một người dũng cảm, thẳng thắn và ngay thẳng".
Tại hội nghị các ngoại trưởng Arab họp tại Cairo năm 2007, hoàng thân Sa'oud al-Feisal mời tôi ăn sáng. Các phương tiện truyền thông đại chúng đưa tin "ngoại trưởng Libya ngồi với ngoại trưởng Saudi Arabiya. Khi tôi về Tripoli thì bị điều tra và gây áp lực. Tôi nói với họ rằng hoàng thân al-Feisal là một người rất thực tế. Ông ấy nói với tôi là có một âm mưu ám sát nhắm vào hoàng thái tử. Ông ấy nói là tình báo làm những việc không sạch sẽ. Chúng tôi cùng bàn bạc đến những tên người, những sự kiện mà tôi biết. Tôi nói là muốn giải quyết việc này một cách êm thấm, không muốn làm to chuyện. Al-Feisal cũng là một người xây dựng, muốn hoà hiếu. Họ đưa tôi đi điều tra đối diện với Đại hội Nhân dân.
Gaddafi điện thoại cho tôi với lời lẽ rẩt căng thẳng và đe doạ: "Tại sao anh dám nói chuyện với Sa'oud al-Feisal...?" Nhưng Gaddafi cũng muốn tìm lối thoát. Ban Thư ký Đại hội nhân dân triệu tôi đến lúc đêm để thẩm vấn. Al-Feisal đã đọc cho tôi nghe một tài liệu 9 trang về âm mưu ám sát hoàng thái tử Abdullah. Đáng tiếc, tài liệu này hoàn toàn là sự thật. Gaddafi đúng là điên rồ! Tôi phải cố thuyết phục Gaddafi từ bỏ ý định loại trừ Abdullah. Gaddafi muốn giết Abdullah, muốn phá tan Saudi Arabia và chia cắt vương quốc này. Tôi nói với Gaddafi: "Thề có Allah, Muama'r ơi, chuyện này không bao giờ xảy ra. Anh không thể nào chia cắt được Saudi, không thể nào loại bỏ được al-Feisal. Hãy để tôi sang Saudi".
Tuy nhiên, cơ quan điều tra Mỹ đã xửng sốt khi al-Amoudi khai ra điều họ không hề nghĩ tới: Một kế hoạch do lãnh tụ Lybia- Đại tá Gaddafi chỉ đạo, có sự tham gia trực tiếp của al-Amoudi, nhằm ám sát Hoàng thái tử Abdullah Ben Abdu al-Azeez của Saudia Arabia! (Hiện nay là hoàng đế của vương quốc Arab này- NV).
Theo al-Amoudi, hồi tháng 6 và tháng 8 năm 2003, ông ta đã 2 lần được trực tiếp gặp Gaddafi để nghe chỉ thị về việc thúc đẩy kế hoạch ám sát Hoàng thái tử Abdullah. Lời khai của al-Amoudi lại trùng khớp với nội dung lời khai của một sĩ quan cao cấp cơ quan tình báo Lybia- đại tá Mohammed Isma'il bị bắt tại Ai Cập và được chuyển giao cho Saudia Arabia giam giữ để điều tra.
Tổng hợp 2 lời khai này, người ta thấy sự việc đã diễn ra như sau: Trong khi gặp al-Amoudi, Gaddafi nói ông muốn giết Hoàng thái tử Abdullah bằng ám sát, hoặc bằng đảo chính. Đại tá tình báo Lybia- Isma'il khai nhận: Ông ta có trách nhiệm trao 1 triệu USD cho một nhóm 4 kẻ cực đoan người Saudia Arabia (đã bị bắt tháng 11/2003) để chuẩn bị kế hoạch tấn công bằng hỏa tiễn vác vai vào đoàn xe hoặc trụ sở của Hoàng thái tử Abdullah tại Mekka. Khi biết nhóm ở Saudia Arabia đã bị bắt, Isma'il trốn chạy sang Ai Cập, nhưng bị an ninh Ai Cập bắt giữ theo yêu cầu phối hợp của chính quyền Riyad. Sau đó, Isma'il bị dẫn độ sang Saudia Arabia.
Isma'il còn công nhận rằng 2 nhà lãnh đạo của cơ quan tình báo Lybia có tên là Abdullah Sanousi (bộ trưởng tình báo cuối cùng của Qaddafi, mới bị bắt ngày 21/11- NNH) và Musa Kousa (cựu bộ trưởng tình báo và là ngoại trưởng của Gaddafi đã li khai- NNH)- đã ký quyết định cử ông ta phụ trách tổ thực hiện kế hoach ám sát. Hai ông này cũng chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho Gaddafi về diễn tiến của kế hoạch.
Sau khi trực tiếp nhận chỉ thị của Gaddafi, al-Amoudi và Isma'il đã liện hệ với những nhân vật Saudia Arabia ly khai đang lưu vong tại London để tuyển mộ những người đồng hương có thể tham gia thực hiện kế hoạch ám sát này.
Ngày 27/11/2003, những người Saudia Arabia do Isma'il tuyển mộ đã bị bắt tại một khách sạn ở thành phố Thánh địa Mekka, khi họ đang tạm trú để chờ nhận tiền tài trợ cho kế hoạch do một người Lybia sẽ mang đến.
Những lời khai của 2 nhân vật biệt lập nói trên dường như cũng khớp với một nguồn tin mà chính quyền Mỹ nhận được trước đó, rằng Gaddafi đã cảnh báo các lực lượng đối lập lưu vong đang được Saudia Arabia bảo trợ, là Lybia sẽ gây "bất ổn nghiêm trọng" cho Hoàng gia Saudia Arabia!
Al-Amoudi là người Mỹ gốc Eritria, bị bắt tháng 9/2003 tại London và bị dẫn độ về Mỹ, vì bị buộc tội vi phạm luật cấm xuất cảnh sang Lybia và nhận tiền của giới lãnh đạo Lybia.
Cách đây 4 năm, Isma'il trực tiếp mang 4 triệu đô-la Mỹ trên một chuyến bay đặc biệt sang Philipin, để trả cho lực lượng Abu Sayief theo một hợp đồng bí mật, nhằm chuộc 21 con tin người nước ngoài bị nhóm khủng bố này bắt tại một khu nghỉ mát ở Malaysia. Isma'il từng bị cơ quan an ninh Lybia bắt giam (nhầm) hơn 2 tháng khi mang 50 triệu đô-la Mỹ do một nguồn tài trợ cho việc chuẩn bị tổ chức lễ quốc khánh Lybia (01/9). Sau vụ này, Isma'il rất bất mãn với các cấp trên của mình, và ngầm có ý chuẩn bị tích lũy một số tiền lớn, để có dịp là trốn ra nước ngoài. Để triển khai kế hoạch ám sát, Isma'il thường bí mật gặp al-Hamoudi tại khách sạn Metropol ở London.
Việc phát giác âm mưu ám sát này diễn ra trùng với thời gian chính quyền Lybia, do Gaddafi đứng đầu, có những quyết định rất nghiêm túc về việc tự công nhận có chương trình vũ khí hạt nhân bí mật, cho phép thanh sát quốc tế đến kiểm tra, cho phép Mỹ lấy đi tất cả thiết bị, vật tư của chương trình này để thể hiện thiện ý dứt khoát từ bỏ chương trình vũ khí bí mật ấy. Đồng thời, Lybia cũng tuyên bố công khai chống khủng bố và giải quyết dứt điểm 3 vụ khủng bố nghiêm trọng mà cơ quan tình báo nước này đã thực hiện hồi cuối những năm 80 của thế kỷ trước.
Để khuyến khích đường lối trên của Lybia, Mỹ và Anh đã thoả thuận giữ kín việc phát hiện âm mưu ám sát nghiêm trọng nói trên; đồng thời trấn an Hoàng gia Saudia Arabia để tỏ ra "thận trọng" trước khi khẳng định việc Gaddafi có dính líu đến một âm mưu kinh dị như vậy.
Tuy nhiên, đầu tháng 6/2004, tờ New York Times đã phanh phui vụ này, khiến chính quyền Lybia lập tức bác bỏ và chính quyền Mỹ phải lên tiếng khẳng định thái độ. Theo người phát ngôn cùa Tòa Bạch Ốc khi ấy, chính quyền Mỹ "vẫn đang điều tra" để khẳng định tính xác thực của một âm mưu như vậy, cũng như vai trò của lãnh tụ Lybia trong vụ này. Tổng thống Bush cũng nhấn mạnh sẽ tỏ thái độ "ngược lại 180 độ" với chính quyền Lybia, nếu đúng có việc al-Gaddafi chủ mưu vụ ám sát chống lại Hoàng Thái tử Saudia Arabia!
Về vụ mưu sát kinh hoàng này, cựu đại diện Libya của Qaddafi tại Liên Hợp Quốc- Abdu Rahman Shalqam đã nói rõ sau khi ông này từ bỏ chế độ Gaddafi hồi cuối tháng 2/2011:
Đây không phải chuyện bí mật. Tại hội nghị thượng đỉnh ở Doha năm 2004 đã xảy ra cãi vã và rồi hoà giải. Khi ấy, Gaddafi ngồi cạnh nhà vua Abdullah và quốc trưởng Qata'r- Sheikh Hamed Ben Khaleefa Al Thani, thì Abdullah Senousi đến và nói với nhà vua Abdullah: "Thưa đức vua, tôi là người vạch kế hoạch và thực hiện âm mưu định ám sát đức vua. Việc này Gaddafi hoàn toàn không biết".
Một hôm, tổng thống (Algeria) Abdu al-Azeez Boutefliqa kéo tôi ra một chỗ và nói: "Này Abdu Rahman, Muama'r thiếu một điều kiện quan trọng để làm lãnh tụ đó là lòng vị tha. Muama'r không có lòng tha thứ. Ông ấy rất căm ghét nhà vua Abdullah". Tôi gặp nhà vua Abdullah và nói với nhà vua chuyện này. Nhà vua nói với tôi: "Con trai Abdu Rahman ơi. Mọi chuyện con và người anh em Sa'oud al-Feisal (ngoại trưởng Saudia Arabia- NV) làm, ta đều chấp nhận được. Ta tin con là một người dũng cảm, thẳng thắn và ngay thẳng".
Tại hội nghị các ngoại trưởng Arab họp tại Cairo năm 2007, hoàng thân Sa'oud al-Feisal mời tôi ăn sáng. Các phương tiện truyền thông đại chúng đưa tin "ngoại trưởng Libya ngồi với ngoại trưởng Saudi Arabiya. Khi tôi về Tripoli thì bị điều tra và gây áp lực. Tôi nói với họ rằng hoàng thân al-Feisal là một người rất thực tế. Ông ấy nói với tôi là có một âm mưu ám sát nhắm vào hoàng thái tử. Ông ấy nói là tình báo làm những việc không sạch sẽ. Chúng tôi cùng bàn bạc đến những tên người, những sự kiện mà tôi biết. Tôi nói là muốn giải quyết việc này một cách êm thấm, không muốn làm to chuyện. Al-Feisal cũng là một người xây dựng, muốn hoà hiếu. Họ đưa tôi đi điều tra đối diện với Đại hội Nhân dân.
Gaddafi điện thoại cho tôi với lời lẽ rẩt căng thẳng và đe doạ: "Tại sao anh dám nói chuyện với Sa'oud al-Feisal...?" Nhưng Gaddafi cũng muốn tìm lối thoát. Ban Thư ký Đại hội nhân dân triệu tôi đến lúc đêm để thẩm vấn. Al-Feisal đã đọc cho tôi nghe một tài liệu 9 trang về âm mưu ám sát hoàng thái tử Abdullah. Đáng tiếc, tài liệu này hoàn toàn là sự thật. Gaddafi đúng là điên rồ! Tôi phải cố thuyết phục Gaddafi từ bỏ ý định loại trừ Abdullah. Gaddafi muốn giết Abdullah, muốn phá tan Saudi Arabia và chia cắt vương quốc này. Tôi nói với Gaddafi: "Thề có Allah, Muama'r ơi, chuyện này không bao giờ xảy ra. Anh không thể nào chia cắt được Saudi, không thể nào loại bỏ được al-Feisal. Hãy để tôi sang Saudi".
Nhưng Gaddafi nói: "Không được. Anh không được đi". Tôi nói đây là đề xuất của tôi. Nếu anh đồng ý thì tôi đi. Khi tôi ra khỏi phòng, một người (tôi nghĩ là Mohammed Jumu'a- cận vệ của Gaddafi) gọi tôi lại. Qadafi nói với tôi: Này, Abdu Rahman, vì sao anh không đến gặp al-Feisal để thuyết phục ông ta rằng chúng ta và ông ấy cùng hợp tác để ám sát Abdullah, rồi ông ấy lên làm vua? Tôi cười, nói với Gaddafi: "Thưa tư lênh. Họ là anh em ruột trong một gia đình có mối ràng buộc trung thành không thể chia cắt. Đây là chuyện tôi hoàn toàn không thể làm được. Xin ngài đấy". Gaddafi lại nói: "Thế chuyện chia cắt Saudi thì sao"? Trời ơi, tôi phải khẳng định là không thể tưởng tượng nối! Lúc ấy, tôi định nói là chia cắt Libya còn dễ hơn chia cắt Saudi. Khi ấy, tôi nảy ra ý nghĩ thà tự sát còn hơn là chia cắt Saudi hay một quốc gia Arab nào khác!
Chuyện thù hằn với nhà vua Abdullah làm bận tâm Gaddafi và chi phối hành động cũng như quan hệ của Gaddafi. Gaddafi từng cấp tiền cho một nhân vật đối lập Saudi lưu vong ở London. Lòng hận thù lên đến mức Gaddafi muốn chia cắt vương quốc này!Còn tiếp......
NGUYỄN NGỌC HÙNG
No comments:
Post a Comment