Có hai câu chuyện được kể trong những ngày gần đây liên quan đến tương lai sự nghiệp cách tân của Trung Quốc. Hai câu chuyện này không phải ở hai cực đối lập nhau.
Một truyện công khai bác bỏ cách tân ở Trung Quốc, còn truyện kia nêu ra một mối đe dọa lớn từ phương Đông nói chung như kiểu mối đe dọa đối với Nhật Bản trong những năm 1980. Nhưng sự thật không phải là truyện thứ nhất hay truyện thứ hai, mà nằm ở giữa hai câu chuyện này.
Ví dụ khách quan nhất của câu chuyện số 1 là bài xã luận mới đây trên tờ Wall Street Journal, mang tên "Cách tân của Trung Quốc, một con hổ giấy". Bài báo cho rằng khả năng cách tân của Trung Quốc đang bị lầm tưởng bởi số bằng sáng chế mà họ có. Các tác giả bài báo, gồm những học giả đáng tôn trọng, cho rằng chất lượng các bằng sáng chế này rất thấp, chủ yếu là sự cải tiến đi lên hơn là các phát minh đột phá. Vì vậy, sức mạnh cách tân của Trung Quốc không đáng sợ.
Đây có thể là một lập luận để dạy logic trong các trường kinh doanh, nhưng nó cũng là ví dụ điển hình cho thấy một suy nghĩ phổ biến hơn - rằng Trung Quốc hay bắt chước, rằng họ lúc nào cũng vẫn ở "hạ lưu" so với chúng ta, những người ở "thượng lưu" của dòng chảy cách tân đang thay đổi thế giới. "Con hổ giấy" hàm ý miệt thị, hình ảnh mà nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông từng dùng để nói rằng nếu không có quân đội Mỹ thì chiến tranh Triều Tiên sẽ kéo dài.
Những người khác muốn bác bỏ hoàn toàn cách tân của Trung Quốc thì cáo buộc Trung Quốc âm mưu giành chiến thắng bằng trò lừa đảo, và dẫn chứng các vấn đề đang diễn ra như hàng nhái, hàng giả, hay các chính sách cách tân quốc gia kiểu "cây nhà lá vườn".
Cuối cùng, cũng có những người cảm thấy cách tân của Trung Quốc không thích đáng, giống như một sự hy sinh kinh tế mù quáng, vì nó được tiến hành bất chấp tham nhũng, thói quen tài chính không minh bạch, bong bóng bất động sản...
Chính vì thế mà Nghị sĩ Frank Wolf của bang Virginia (Mỹ) mới đây đưa ra một dự thảo luật mang tính chất trả đũa, theo đó cấm Phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ (OSTP) của Nhà Trắng và NASA hợp tác khoa học với Trung Quốc, đặc biệt là cấm cung cấp tiền "để phát triển, thiết kế, hoạch định, thúc đẩy, thực thi một chính sách, chương trình, mệnh lệnh hay hợp đồng song phương nào dưới dạng hợp tác, liên kết giữa hai bên với Trung Quốc hay bất kỳ công ty nào của Trung Quốc". Đây là lý do tại sao OSTP - cơ quan hàng đầu của Mỹ về đối thoại cách tân với Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc - không tham gia chuyến nghiên cứu của chúng tôi.
Điều này dẫn chúng ta đến đâu? Như đã nói ở trên, sự thật nằm ở giữa hai câu chuyện trên. Trung Quốc không phải là con khủng long muốn ăn mất bữa trưa của chúng ta hay của ai khác. Nhưng họ bỏ ra rất nhiều tiền đầu tư cho các tài sản phục vụ cách tân, và các quỹ đầu tư của họ dường như sẽ chi trả, điều sẽ khiến họ trở thành một sức mạnh cần được tính đến.
Các tài sản đó là gì? Đầu tiên, dân số đông của Trung Quốc tạo ra một nền tảng tài năng lớn nhất thế giới. Nếu bạn tin vào thuyết ong vàng của sự sáng tạo (cứ 1 triệu người có 1 người là thiên tài), thì Trung Quốc có xấp xỉ 1.400 bộ não thiên tài đó. Vốn ư? Họ không thiếu. Tương tự, lượng cầu tiêu dùng bị dồn nén và tỷ lệ tiết kiệm ở mức cao sẽ hỗ trợ cho việc phát triển một đại dương kinh doanh mới. Sự ủng hộ của dân tộc ư? Không ai từng thăm Trung Quốc mà không thấy rõ sự hăng hái, nhiệt tình mà nước này đang theo đuổi sự phát triển, và kiểu thèm khát tri thức dẫn dắt tiến bộ trong kinh doanh và xã hội. Vốn dự án ư? Vô điều kiện. Các dự án đầu tư đạt 5,4 tỷ USD trong năm 2010, trong khi tỷ lệ tăng trưởng được mô tả là "không ai bằng". Còn vị trí của các chủ doanh nghiệp và chủ đầu tư kinh doanh thì đang tăng lên nhanh chóng.
Trở ngại thứ nhất là xu hướng Trung Quốc nghĩ và hành động theo kiểu thứ bậc trong các cơ quan, tổ chức. Nghĩa là người ở vị trí cao có toàn quyền, bảo đúng là đúng, bảo sai là sai. Tôi không bào chữa hay thanh minh cho quan điểm của Trung Quốc, mà muốn chỉ ra các thách thức của suy nghĩ cho rằng cách tân phải đến từ ý tưởng của những người ở vị trí cao hay thấp trong cơ quan, tổ chức. Tôi cho rằng cách tân không hẳn liên quan đến thứ bậc hay vị trí của các cá nhân.
Liên quan đến trở ngại này chính là sự quá tải của nền giáo dục hướng tới kiểu giáo dục thụ động và cách học vẹt Khổng Tử kiểu mới ở Trung Quốc. Cách dạy học này tạo ra một văn hóa tránh né nguy cơ, và thích thu lời nhờ các mô hình kinh doanh vốn có hơn là tiến hành cách tân, liều mình đi vào con đường chưa biết.
Trở ngại thứ hai, là xu hướng cách tân kiểu tập trung và hoạch định từ trên xuống. Cách Trung Quốc thúc đẩy cách tân bằng việc gắn lợi nhuận với việc tạo ra các bằng sáng chế khoa học có thể là hữu ích. Nhưng nó cũng là sự quay trở lại mô hình sản xuất công nghiệp gồm các mục tiêu về đầu vào và đầu ra và các thuật toán thay đổi, chứ không phải là sự cách tân mang tính đột phá. Mô hình này vốn không hiệu quả lại còn gây khó chịu.
Trở ngại thứ ba liên quan đến các tiêu chuẩn đạo đức. Thế giới sẽ không tin tưởng hoàn toàn Trung Quốc cho tới khi nào các vấn đề liên quan đến kiểm toán, tính trung thực trong khoa học, và việc kiểm soát hiệu quả các vụ ăn cắp sở hữu trí tuệ... được giải quyết triệt để. Vấn đề đạo đức chắc chắn sẽ được những người như nghị sĩ Wolf tận dụng để thuyết phục mọi người về các dự luật trả đũa mà họ đưa ra. Đây là cách nghĩ được ăn cả ngã về không có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh cách tân. Trong phần sau, tôi sẽ nói về kịch bản này cũng như khả năng hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực cách tân./.
Còn tiếp...
Ví dụ khách quan nhất của câu chuyện số 1 là bài xã luận mới đây trên tờ Wall Street Journal, mang tên "Cách tân của Trung Quốc, một con hổ giấy". Bài báo cho rằng khả năng cách tân của Trung Quốc đang bị lầm tưởng bởi số bằng sáng chế mà họ có. Các tác giả bài báo, gồm những học giả đáng tôn trọng, cho rằng chất lượng các bằng sáng chế này rất thấp, chủ yếu là sự cải tiến đi lên hơn là các phát minh đột phá. Vì vậy, sức mạnh cách tân của Trung Quốc không đáng sợ.
Đây có thể là một lập luận để dạy logic trong các trường kinh doanh, nhưng nó cũng là ví dụ điển hình cho thấy một suy nghĩ phổ biến hơn - rằng Trung Quốc hay bắt chước, rằng họ lúc nào cũng vẫn ở "hạ lưu" so với chúng ta, những người ở "thượng lưu" của dòng chảy cách tân đang thay đổi thế giới. "Con hổ giấy" hàm ý miệt thị, hình ảnh mà nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông từng dùng để nói rằng nếu không có quân đội Mỹ thì chiến tranh Triều Tiên sẽ kéo dài.
Những người khác muốn bác bỏ hoàn toàn cách tân của Trung Quốc thì cáo buộc Trung Quốc âm mưu giành chiến thắng bằng trò lừa đảo, và dẫn chứng các vấn đề đang diễn ra như hàng nhái, hàng giả, hay các chính sách cách tân quốc gia kiểu "cây nhà lá vườn".
Cuối cùng, cũng có những người cảm thấy cách tân của Trung Quốc không thích đáng, giống như một sự hy sinh kinh tế mù quáng, vì nó được tiến hành bất chấp tham nhũng, thói quen tài chính không minh bạch, bong bóng bất động sản...
Chính vì thế mà Nghị sĩ Frank Wolf của bang Virginia (Mỹ) mới đây đưa ra một dự thảo luật mang tính chất trả đũa, theo đó cấm Phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ (OSTP) của Nhà Trắng và NASA hợp tác khoa học với Trung Quốc, đặc biệt là cấm cung cấp tiền "để phát triển, thiết kế, hoạch định, thúc đẩy, thực thi một chính sách, chương trình, mệnh lệnh hay hợp đồng song phương nào dưới dạng hợp tác, liên kết giữa hai bên với Trung Quốc hay bất kỳ công ty nào của Trung Quốc". Đây là lý do tại sao OSTP - cơ quan hàng đầu của Mỹ về đối thoại cách tân với Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc - không tham gia chuyến nghiên cứu của chúng tôi.
Điều này dẫn chúng ta đến đâu? Như đã nói ở trên, sự thật nằm ở giữa hai câu chuyện trên. Trung Quốc không phải là con khủng long muốn ăn mất bữa trưa của chúng ta hay của ai khác. Nhưng họ bỏ ra rất nhiều tiền đầu tư cho các tài sản phục vụ cách tân, và các quỹ đầu tư của họ dường như sẽ chi trả, điều sẽ khiến họ trở thành một sức mạnh cần được tính đến.
Ảnh minh họa: baodatviet |
Về chiến lược quốc gia cho cách tân, Trung Quốc rõ ràng có một chiến lược riêng và luôn nhắc đi nhắc lại để cải tiến việc thực hiện chiến lược này. Cách tân được coi là một ưu tiên quốc gia trong kế hoạch kinh tế 5 năm lần thứ 12. Quan trọng hơn, họ có một đội ngũ lãnh đạo nắm bắt chiến lược này, chịu trách nhiệm về nó và đang thực hiện nó. Còn cơ sở hạ tầng? Một lượng đầu tư lớn đã được đổ vào khoa học, công nghệ, giáo dục bậc cao, băng thông rộng... Và có thể quan trọng nhất là Trung Quốc có một tầm nhìn quốc gia gắn với cách tân.
Tất nhiên, còn có những nguy cơ đối với cách tân của Trung Quốc, và một loạt các trở ngại lớn trên con đường trở thành một nước cách tân.Trở ngại thứ nhất là xu hướng Trung Quốc nghĩ và hành động theo kiểu thứ bậc trong các cơ quan, tổ chức. Nghĩa là người ở vị trí cao có toàn quyền, bảo đúng là đúng, bảo sai là sai. Tôi không bào chữa hay thanh minh cho quan điểm của Trung Quốc, mà muốn chỉ ra các thách thức của suy nghĩ cho rằng cách tân phải đến từ ý tưởng của những người ở vị trí cao hay thấp trong cơ quan, tổ chức. Tôi cho rằng cách tân không hẳn liên quan đến thứ bậc hay vị trí của các cá nhân.
Liên quan đến trở ngại này chính là sự quá tải của nền giáo dục hướng tới kiểu giáo dục thụ động và cách học vẹt Khổng Tử kiểu mới ở Trung Quốc. Cách dạy học này tạo ra một văn hóa tránh né nguy cơ, và thích thu lời nhờ các mô hình kinh doanh vốn có hơn là tiến hành cách tân, liều mình đi vào con đường chưa biết.
Trở ngại thứ hai, là xu hướng cách tân kiểu tập trung và hoạch định từ trên xuống. Cách Trung Quốc thúc đẩy cách tân bằng việc gắn lợi nhuận với việc tạo ra các bằng sáng chế khoa học có thể là hữu ích. Nhưng nó cũng là sự quay trở lại mô hình sản xuất công nghiệp gồm các mục tiêu về đầu vào và đầu ra và các thuật toán thay đổi, chứ không phải là sự cách tân mang tính đột phá. Mô hình này vốn không hiệu quả lại còn gây khó chịu.
Trở ngại thứ ba liên quan đến các tiêu chuẩn đạo đức. Thế giới sẽ không tin tưởng hoàn toàn Trung Quốc cho tới khi nào các vấn đề liên quan đến kiểm toán, tính trung thực trong khoa học, và việc kiểm soát hiệu quả các vụ ăn cắp sở hữu trí tuệ... được giải quyết triệt để. Vấn đề đạo đức chắc chắn sẽ được những người như nghị sĩ Wolf tận dụng để thuyết phục mọi người về các dự luật trả đũa mà họ đưa ra. Đây là cách nghĩ được ăn cả ngã về không có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh cách tân. Trong phần sau, tôi sẽ nói về kịch bản này cũng như khả năng hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực cách tân./.
Còn tiếp...
- Châu Giang theo CNN
No comments:
Post a Comment