Câu trả lời cho câu hỏi trên có liên quan đến tầm quan trọng của tăng trưởng kinh tế trong vai trò động lực phát triển xã hội, một mức sống và địa vị quốc gia ngày càng được nâng cao.
Dù triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc là quá rõ, nhưng cũng cần nhắc lại rằng 49% GDP của nước này dựa vào sản xuất chế biến, con số này vẫn như vậy từ 20 năm nay. Một quan chức cấp cao chính phủ Trung Quốc cho rằng đây là kết quả của một "thỏa thuận tồi". Ông nói: "Chúng tôi làm ra của cải cho thế giới, nhưng chúng tôi thu lại ô nhiễm, cần tiêu thụ nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, và gặp phải các vấn đề về môi trường và khí thải CO2".
Việc nền tảng kinh tế Trung Quốc phụ thuộc quá mức vào sản xuất khiến nền kinh tế rất dễ bị tổn thương. Trước tiên, mô hình phát triển của Trung Quốc sẽ bị đẩy xuống nấc thang dưới bởi các nhà sản xuất giá rẻ từ Đông Nam Á và nhiều nơi khác. Ưu thế về giá của Trung Quốc thực ra là vì họ ngăn cản đầu tư xã hội của người nước ngoài. Và nếu các nhà hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu có cách để đạt mục đích, thì Trung Quốc sẽ định giá lại đồng tiền của mình theo hướng cao hơn, khiến cấu trúc giá và xuất khẩu của họ trở nên đắt đỏ hơn.
Như vậy, Trung Quốc sẽ trở thành một nhà sản xuất với chi phí cao hơn, có thể vì giá trị đồng tiền cao hơn hay đầu tư xã hội lớn hơn. Mô hình kinh doanh hiện nay của họ đang bị tổn thương bởi quá trình sản xuất với chi phí rẻ - cỗ máy tạo giá trị truyền thống của họ - khó có thể vận hành chậm lại.
Trong bối cảnh này, tất nhiên Trung Quốc sẽ tìm một câu trả lời lớn thông qua cách tân để đạt được tham vọng chuyển lên nấc cao hơn về giá trị thặng dư, đứng ở đầu nguồn của dòng chảy kinh tế. Thêm vào đó, Trung Quốc có một lợi ích kinh tế rõ ràng khi đa dạng hóa trong các ngành công nghiệp dịch vụ, một mục đích đến nay vẫn chưa đạt được thành công đáng kể.
Có hai lý do khác hiện nay giải thích tại sao Trung Quốc lại say mê cách tân đến vậy. Thứ nhất, tôi cho rằng sẽ có một sự bùng nổ lợi ích của cách tân xã hội khi sức ép nâng cao mức sống ngày càng gia tăng. Cách tân dịch vụ công, vốn không nhất thiết phải xuất phát từ phía chính phủ mà có thể do các chủ doanh nghiệp tiếnhành, sẽ đem đến một ngọn đuốc thổi bùng một làn sóng cách tân mới.
Và cách tân cũng quan trọng vì các doanh nghiệp Trung Quốc hiện đối mặt với một dạng "rào cản nhãn mác". Trong khi người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng lo ngại về giá trị, họ lại thích các thương hiệu quốc tế hơn, đặc biệt là tầng lớp trung lưu. Một chủ doanh nghiệp than vãn: "Nếu tôi đưa ra một sản phẩm mới, không ai muốn mua nó từ tôi. Các nhãn mác địa phương không được thừa nhận". Như vậy, cần các dạng marketing cách tân mới để giúp cho các nhãn mác Trung Quốc vượt lên trên và đem đến một tuyên bố giá trị rõ ràng về chất lượng và nguồn gốc các sản phẩm địa phương, ngoài ưu thế về giá.
Điều này vừa đúng vừa tốt, nhưng tôi cho rằng có những nguyên do sâu hơn liên quan đến bối cảnh lịch sử, khiến Trung Quốc cam kết theo đuổi một lịch trình cách tân. Trước tiên, cần nhớ rằng Trung Quốc từng là một xã hội hưởng lợi nhiều từ phát minh và tri thức trong hàng nghìn năm liền. Họ từng là một nguồn cung cấp nhiều ý tưởng mới đến kinh ngạc, những ý tưởng dẫn tới sự phát triển của thuốc súng, động cơ hơi nước, máy cảm biến địa chấn, y dược... từ cách đây cả thiên niên kỷ. Đây có lẽ là phần được nói đến nhiều nhất trong công trình của chuyên gia về Trung Quốc Joseph Needham. Trong cuốn "Khoa học và Văn minh ở Trung Quốc", ông đã mô tả cả một bức tranh lớn về cam kết của Trung Quốc hướng tới tiến bộ tri thức trong một loạt lĩnh vực, từ sinh học và các khoa học liên quan đến các ứng dụng vào đời sống.
Một trong các đồng nghiệp Trung Quốc của chúng tôi, khi đáp lại một câu hỏi về thực tế sở hữu trí tuệ (IP) của Trung Quốc, đã tuyên bố chua cay rằng "chúng tôi đã tạo ra một loạt IP như thuốc súng và compa, nhưng chúng tôi không đăng ký các IP này. Có thể đây là lý do tại sao Trung Quốc cần cẩn thận hơn về vị trí IP của mình trong tương lai". Điều này cũng cho thấy thách thức của cách tân ở Trung Quốc; cách tân chỉ đến khi các ý tưởng mới, công nghệ mới và phát minh khoa học được ứng dụng. Trung Quốc phát minh ra thuốc súng, nhưng sử dụng nó để làm pháo hoa. Chính phương Tây mới dùng thuốc súng để phát triển vũ khí.
Lịch sử Trung Quốc hiện đại gồm 150 năm chịu đựng - nghèo đói, chiến tranh, các phong trào xã hội bị đập tan, sự xâm lược và chiếm đóng của các cường quốc châu Âu dẫn tới một loạt những cái gọi là "hiệp ước bất công" như buôn bán thuốc phiện từ Anh và bị đối xử như công dân hạng hai trong chính xã hội của mình, nội chiến, sự xâm lược của phát xít Nhật...
Rất ít quốc gia đã phải trải qua nhiều cơn khốn khó như vậy. Chỉ vài thập kỷ trở lại đây Trung Quốc mới được ổn định. Và trong thời kỳ này, Trung Quốc đã chứng kiến sự bùng nổ lớn của năng lượng xây dựng xã hội. Những tòa nhà chọc trời với kiến trúc hiện đại chính là sự chứng nhận không thành tiếng cho điều này.
Trung Quốc ngày nay là một quốc gia đầy tham vọng, muốn trở lại là vương quốc ở trung tâm. Vì vậy, quan điểm của họ về chính sách cách tân trở nên rõ ràng hơn khi đối chiếu với một bối cảnh lịch sử. Trung Quốc không muốn phụ thuộc vào người khác. Và cần phải hiểu rằng Trung Quốc không mong muốn tham gia vào cái mà họ thấy là bất công hay bất lợi trong quan hệ với các nước khác. Thay vào đó, họ muốn tạo ra khả năng từ bên trong để có thể cách tân chính mình và đã chuyển điều này thành một loạt các mục tiêu quốc gia và các sáng kiến hành động rõ ràng. Họ đầu tư như thể không có ngày mai vào cơ sở hạ tầng phục vụ cách tân như trường đại học, băng thông rộng, các chính sách nhân tài, các tập đoàn kinh tế và các cơ chế đầu tư mới. Về cách tân ở Trung Quốc, quá khứ là sự khởi đầu thực sự, và tương lai đang được tiếp sức bởi tham vọng cách tân ở mức cao nhất./.
Còn tiếp...
Việc nền tảng kinh tế Trung Quốc phụ thuộc quá mức vào sản xuất khiến nền kinh tế rất dễ bị tổn thương. Trước tiên, mô hình phát triển của Trung Quốc sẽ bị đẩy xuống nấc thang dưới bởi các nhà sản xuất giá rẻ từ Đông Nam Á và nhiều nơi khác. Ưu thế về giá của Trung Quốc thực ra là vì họ ngăn cản đầu tư xã hội của người nước ngoài. Và nếu các nhà hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu có cách để đạt mục đích, thì Trung Quốc sẽ định giá lại đồng tiền của mình theo hướng cao hơn, khiến cấu trúc giá và xuất khẩu của họ trở nên đắt đỏ hơn.
Như vậy, Trung Quốc sẽ trở thành một nhà sản xuất với chi phí cao hơn, có thể vì giá trị đồng tiền cao hơn hay đầu tư xã hội lớn hơn. Mô hình kinh doanh hiện nay của họ đang bị tổn thương bởi quá trình sản xuất với chi phí rẻ - cỗ máy tạo giá trị truyền thống của họ - khó có thể vận hành chậm lại.
Trong bối cảnh này, tất nhiên Trung Quốc sẽ tìm một câu trả lời lớn thông qua cách tân để đạt được tham vọng chuyển lên nấc cao hơn về giá trị thặng dư, đứng ở đầu nguồn của dòng chảy kinh tế. Thêm vào đó, Trung Quốc có một lợi ích kinh tế rõ ràng khi đa dạng hóa trong các ngành công nghiệp dịch vụ, một mục đích đến nay vẫn chưa đạt được thành công đáng kể.
Có hai lý do khác hiện nay giải thích tại sao Trung Quốc lại say mê cách tân đến vậy. Thứ nhất, tôi cho rằng sẽ có một sự bùng nổ lợi ích của cách tân xã hội khi sức ép nâng cao mức sống ngày càng gia tăng. Cách tân dịch vụ công, vốn không nhất thiết phải xuất phát từ phía chính phủ mà có thể do các chủ doanh nghiệp tiếnhành, sẽ đem đến một ngọn đuốc thổi bùng một làn sóng cách tân mới.
Và cách tân cũng quan trọng vì các doanh nghiệp Trung Quốc hiện đối mặt với một dạng "rào cản nhãn mác". Trong khi người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng lo ngại về giá trị, họ lại thích các thương hiệu quốc tế hơn, đặc biệt là tầng lớp trung lưu. Một chủ doanh nghiệp than vãn: "Nếu tôi đưa ra một sản phẩm mới, không ai muốn mua nó từ tôi. Các nhãn mác địa phương không được thừa nhận". Như vậy, cần các dạng marketing cách tân mới để giúp cho các nhãn mác Trung Quốc vượt lên trên và đem đến một tuyên bố giá trị rõ ràng về chất lượng và nguồn gốc các sản phẩm địa phương, ngoài ưu thế về giá.
Điều này vừa đúng vừa tốt, nhưng tôi cho rằng có những nguyên do sâu hơn liên quan đến bối cảnh lịch sử, khiến Trung Quốc cam kết theo đuổi một lịch trình cách tân. Trước tiên, cần nhớ rằng Trung Quốc từng là một xã hội hưởng lợi nhiều từ phát minh và tri thức trong hàng nghìn năm liền. Họ từng là một nguồn cung cấp nhiều ý tưởng mới đến kinh ngạc, những ý tưởng dẫn tới sự phát triển của thuốc súng, động cơ hơi nước, máy cảm biến địa chấn, y dược... từ cách đây cả thiên niên kỷ. Đây có lẽ là phần được nói đến nhiều nhất trong công trình của chuyên gia về Trung Quốc Joseph Needham. Trong cuốn "Khoa học và Văn minh ở Trung Quốc", ông đã mô tả cả một bức tranh lớn về cam kết của Trung Quốc hướng tới tiến bộ tri thức trong một loạt lĩnh vực, từ sinh học và các khoa học liên quan đến các ứng dụng vào đời sống.
Ảnh minh họa: tamnhin.net |
Để hiểu rõ tại sao Trung Quốc ngày nay chú trọng cách tân, còn có một vấn đề về tinh thần. Tên nước Trung Quốc có nghĩa là "vương quốc ở trung tâm". Marco Polo khi đến thăm Trung Quốc lần đầu tiên đã nói rằng Trung Quốc không cần hàng hóa từ bên ngoài vì họ sở hữu mọi thứ trong lòng mình. Một số người đã tìm thấy ý này trong chính sách "cách tân bản địa" hiện nay của Trung Quốc, hay còn gọi là "cây nhà lá vườn". Nhưng quy mô lịch trình cách tân của Trung Quốc, mong muốn trở thành người xuất chúng trong tất cả các mặt của cách tân, cho thấy một tham vọng tự lực cánh sinh trong lĩnh vực cách tân, điều đã được Marco Polo báo trước.
Cuối cùng, cách tân quan trọng đối với Trung Quốc vì đã đến lúc phải như vậy. Có một cảm xúc đang dồn nén, đó là mong muốn cải thiện xã hội Trung Quốc, và cách tân được coi là chìa khóa để đạt mục đích.Lịch sử Trung Quốc hiện đại gồm 150 năm chịu đựng - nghèo đói, chiến tranh, các phong trào xã hội bị đập tan, sự xâm lược và chiếm đóng của các cường quốc châu Âu dẫn tới một loạt những cái gọi là "hiệp ước bất công" như buôn bán thuốc phiện từ Anh và bị đối xử như công dân hạng hai trong chính xã hội của mình, nội chiến, sự xâm lược của phát xít Nhật...
Rất ít quốc gia đã phải trải qua nhiều cơn khốn khó như vậy. Chỉ vài thập kỷ trở lại đây Trung Quốc mới được ổn định. Và trong thời kỳ này, Trung Quốc đã chứng kiến sự bùng nổ lớn của năng lượng xây dựng xã hội. Những tòa nhà chọc trời với kiến trúc hiện đại chính là sự chứng nhận không thành tiếng cho điều này.
Trung Quốc ngày nay là một quốc gia đầy tham vọng, muốn trở lại là vương quốc ở trung tâm. Vì vậy, quan điểm của họ về chính sách cách tân trở nên rõ ràng hơn khi đối chiếu với một bối cảnh lịch sử. Trung Quốc không muốn phụ thuộc vào người khác. Và cần phải hiểu rằng Trung Quốc không mong muốn tham gia vào cái mà họ thấy là bất công hay bất lợi trong quan hệ với các nước khác. Thay vào đó, họ muốn tạo ra khả năng từ bên trong để có thể cách tân chính mình và đã chuyển điều này thành một loạt các mục tiêu quốc gia và các sáng kiến hành động rõ ràng. Họ đầu tư như thể không có ngày mai vào cơ sở hạ tầng phục vụ cách tân như trường đại học, băng thông rộng, các chính sách nhân tài, các tập đoàn kinh tế và các cơ chế đầu tư mới. Về cách tân ở Trung Quốc, quá khứ là sự khởi đầu thực sự, và tương lai đang được tiếp sức bởi tham vọng cách tân ở mức cao nhất./.
Còn tiếp...
- Châu Giang theo CNN
No comments:
Post a Comment