Saturday, December 10, 2011

* Trân Châu Cảng, bước ngoặt thay đổi nước Mỹ

Ngày 7/12/1941 có thể xem là một ngày đen tối đối với nước Mỹ, song chính từ sự kiện này đã làm thay đổi vận mệnh nước Mỹ.
Sáng ngày 7/12/2011, hơn 5.000 người đã tập trung tại Trân Châu Cảng phía Tây của đảo Honolulu tổ chức kỷ niệm 70 năm cuộc tấn công Trân Châu Cảng. 120 người còn sống sót sau cuộc tấn công này đã được chào đón nồng nhiệt bằng những tràng pháo tay, họ những nhân chứng sống cho những ngày đen tối của nước Mỹ.
Trong bài diễn văn tưởng niệm cuộc tấn công Trân Châu Cảng của Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Leon Panetta có đoạn: “70 năm trước quốc gia chúng ta đã phải hứng chịu một cuộc tấn công phá hoại tàn bạo của kẻ thù, chúng tôi tin rằng cuộc tấn công này là có chủ ý, họ (Nhật Bản) tin rằng cuộc tấn công này sẽ làm suy yếu nước Mỹ, song họ đã nhầm, cuộc tấn công ngày đó đã làm thức tỉnh gã khổng lồ đang ngủ”
Nghi lễ tưởng niệm được tổ chức với nghi thức quốc gia, kéo dài từ quần đảo Hawaii cho đến Thủ đô Washington dọc theo bờ Đông của nước Mỹ để tưởng nhớ các nạn nhân xấu số.

Bước ngoặt thay đổi vận mệnh nước Mỹ
70 năm trước, Chủ Nhật, ngày 7/12/1941, là một ngày đen tối đối với nước Mỹ, Hải quân Nhật Bản đã bất ngờ tập kích căn cứ Hải quân Mỹ ở Trân Châu Cảng. Cuộc tập kích bất ngờ này đã giáng một đòn chí mạng vào lực lượng quân sự Mỹ ở Thái Bình Dương.
5 thiết hạm giáp, 2 tàu khu trục, một tàu hỗ trợ bị đánh chìm, 3 thiết giáp hạm, 3 tuần dương hạm bị hư hại nặng, 188 máy bay bị hủy diệt, 155 chiếc bị hư hại nặng, 2345 binh lính cùng 57 thường dân thiệt mạng, 1247 binh lính và 35 thường dân bị thương.
Cuộc tấn công Trân Châu Cảng chỉ diễn ra trong vài giờ đồng hồ, nhưng đã gây ra những tốt thất không thể chấp nhận được đối với nước Mỹ, đây được xem là tổn thất nặng nề nhất của Hải quân Mỹ trong suốt lịch sử của mình.
Người Mỹ có thể sẽ phải cảm ơn Nhật Bản, cuộc tấn công Trân Châu Cảng đã giúp Mỹ nhận ra giá trị của mình, trong ảnh thiết giáp hạm USS-Arizona đang chìm kéo theo 1200 thủy thủ mắc kẹt trong khoang.

Như lời của Tổng thống Franklin Delano Roosevelt đã nói, nước Mỹ trước sự kiện Trân Châu Cảng toàn là những “play boy”, những “cậu ấm, cô chiêu”, họ phải thuê lính đánh thuê nước ngoài như Anh, Trung Quốc đánh thay cho mình, họ quen hưởng thụ cuộc sống, chiến trường đối với họ có thể ví như là địa ngục.
Tinh thần chiến đấu, ý thức kỷ luật là thứ mà quân đội Mỹ luôn thiếu trước sự kiện Trân Châu Cảng. Họ luôn nghĩ rằng không ai dám tấn công họ.
Trong bộ phim nói về cuộc tấn công Trân Châu Cảng, các binh lính trực đài radar cảnh giới của Mỹ đã quên mất nhiệm vụ của mình là gì, máy bay của Nhật Bản ầm ầm bay qua mà họ chẳng biết gì. Những binh lính khác thì lại nghĩ rằng đó là một cuộc tập trận, chỉ đến khi tiếng nổ của những quả ngư lôi xe nát bầu không khí họ mới nhận ra rằng mình bị tấn công. Những người còn sống sót có thể không bao giờ quên tiếng gào thét của hơn 1.200 thủy thủ mắc kẹt trong thiết giáp hạm Arizona.
Chiến tranh thế giới thứ 2 có thể đã diễn biến theo chiều hướng khác nếu không có sự kiện Trân Châu Cảng. Trước sự kiện này, Mỹ vẫn tỏ ra chần chừ với một thái độ không rõ ràng với cuộc chiến, nước Mỹ chỉ tham gia bằng các hình thức chính trị như cấm vận thương mại đối với Nhật Bản, Đức cùng các hoạt động hỗ trợ gián tiếp khác.
Phương châm của Mỹ là đứng ngoài cuộc xung đột này để bảo toàn lợi ích của mình, cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng buộc Mỹ phải xem xét lại chiến lược quân sự của mình.

“Thức tỉnh đại bàng ngủ quên”Khi viên sĩ quan phụ tá đến báo cáo kết quả đợt tấn công thứ 2 cho Đô đốc Nagumo Chūichi, người chỉ huy chiến dịch tấn công, viên sĩ quan này đã chúc mừng Đô đốc với thắng lợi vượt bậc của hai đợt tấn công và đề nghị tổ chức đợt tấn công thứ 3.
Tuy nhiên đô đốc Nagumo đã nói rằng “Không chúng ta đã mất đi yếu tố bất ngờ, tôi lo sợ rằng những gì mà chúng ta vừa làm đã đánh thức gã khổng lồ đang ngủ mà thôi”. Ông đã quyết định ngưng đợt tấn công thứ 3 và cho toàn bộ Hạm đội Liên hợp của Nhật Bản rút lui. Quyết định này sau đó bị đánh giá là sai lầm.
Thế nhưng, điều lo lắng của Đô đốc Nagumo quả nhiên đã trở thành sự thực. Sau cuộc tấn công Trân Châu Cảng, Tổng thống Roosevelt đã ra lệnh cho quân đội tấn công trả đũa Nhật Bản.
Khi các quan chức quốc phòng Mỹ nói với tổng thống rằng, một cuộc tấn công trả đũa là điều không thể, tuy bị tật nguyền hai chân và phải ngồi xe lăn, song Tổng thống Roosevelt đã tự đứng dậy bằng chính đôi chân của mình để nói với các quan chức quân đội Mỹ rằng “không có gì là không thể”.
Quân đội Mỹ sau đó đã thực hiện một cuộc tấn công chưa có tiền lệ tại thời điểm đó, cho máy bay ném bom B-17 cất cánh từ tàu sân bay tiến hành ném bom trả đũa Nhật Bản. Cuộc tấn công tuy không gây ra quá nhiều thiệt hại cho Nhật Bản song đã tạo ra được thắng lợi lớn về mặt chiến lược.
Sau cuộc tấn công cảm tử này, nước Mỹ hiểu rằng họ có thể thắng và bắt đầu tiến lên, cùng với đó Nhật Bản nhận ra rằng mình có thể thua và bắt đầu rút lui. Nước Mỹ đã đau khổ tột cùng sau sự kiện Trân Châu Cảng, song họ đã trở nên mạnh mẽ hơn và quyết định tham gia vào chiến tranh thế giới thứ 2 với tư cách dẫn đầu các nước đồng minh châu Âu, cùng với Liên Xô tiến đánh phát xít Đức trên mặt trận châu Âu và phát xít Nhật trên mặt trận Thái Bình Dương.

Từ phòng ngự tại chổ chuyển sang tấn công phủ đầu và phòng ngự từ xaThất bại đau đớn trong trận Trân Châu Cảng khiến nước Mỹ nhận ra rằng, họ có thể bị tấn công bất cứ khi nào bởi bất cứ ai. Sự kiện Trân Châu Cảng đã làm thay đổi toàn bộ chiến lược quốc phòng của Mỹ.
Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Spirit,đòn tấn công phủ đầu của Mỹ.

Từ phòng ngự tại chỗ sang tấn công phủ đầu và phòng ngự tích cực từ xa, để không lặp lại một Trân Châu Cảng thứ 2, nước Mỹ thấy cần phải mở rộng khả năng phòng thủ ra khỏi biên giới, cần phải ra tay trước để kẻ thù không thể tiến đến biên giới của mình. Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson từng nói: "Nếu chúng ta rời bỏ Việt Nam, ngày mai chúng ta sẽ phải chiến đấu ở Hawaii và tuần kế tiếp chúng ta sẽ phải chiến đấu ở San Francisco".
Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, trật tự thế giới hình thành 2 cực, phe tư bản chủ nghĩa do Mỹ dẫn đầu, phe xã hội chủ nghĩa chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Chiến tranh lạnh nổ ra điều này càng thôi thúc Mỹ phát triển quân đội viễn chinh hình thành thế trận phòng ngự tích cực ngay sát biên giới đối phương.
Hiện thực hóa cho tham vọng này, hải quân và thủy quân lục chiến được xác định là hai lực lượng cốt lõi cho chiến lược phòng ngự tích cực của Mỹ. Mỹ đã phát triển một lực lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới, lên tới 11 nhóm tác chiến tàu sân bay trải rộng khắp 5 châu 4 biển.
Sau sự kiện Trân Châu Cảng Mỹ đã tiến lên mạnh mẽ và gần như thống trị mọi đại dương, bên cạnh đó, Mỹ đã phát triển một lực lượng không quân hùng hậu có khả năng tác chiến ở bất kỳ nơi đâu, từ máy bay ném bom chiến lược B-17 lần đầu liều lĩnh ném bom trả đũa Nhật Bản cho đến B-52 chủ động tấn công trong chiến tranh Việt Nam rồi đến F-117 và hiện nay là máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Spirit có thể đột nhập bất kỳ mạng lưới phòng không nào.
Từ P-39 chật vật khi chiến đấu với A6M Zero của Nhật Bản đến F-4, F-105 đến F-16, F-15, F/A-18 đều có một lịch sử tham chiến ấn tượng, nay là tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-22, F-35. Từ tên lửa đạn đạo SM-62 đến tên lửa đạn đạo liên lục địa Trident, Minuteman có thể vươn tới bất cứ nơi đâu trên thế giới. Nối tiếp là vũ khí tấn công nhanh toàn cầu HTV-2. Cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố toàn cầu.
Tất cả những sự phát triển vũ khí, những cuộc viễn chinh đầy tốn kém và đi trước thời đại này đều nhằm một mục tiêu là không để nước Mỹ rơi vào một trận Trân Châu Cảng thứ 2. Sự kiện Trân Châu Cảng đã làm cho nước Mỹ trở nên hùng mạnh nhất thế giới, họ có thể tiến hành một cuộc tấn công quân sự ở bất cứ nơi đâu được cho là “mối đe dọa đối với an ninh nước Mỹ”.
Để vươn lên vị trí "dẫn dắt thế giới", nước Mỹ đã phải có một thời gian chuẩn bị khá dài, từ lâu trước sự kiện Trân Châu Cảng nhưng chính sự kiện này là cú hích mạnh mẽ đẩy nước Mỹ chia tay với "chủ nghĩa biệt lập" để can dự nhiều hơn vào thế giới, là bước ngoặt quan trọng trong tiến trình lịch sử của đế quốc này.
Quốc Việt

No comments:

Post a Comment