Tuesday, November 8, 2011

Hải quân Trung Quốc: Phát triển chóng mặt

Liên tục 20 năm nay, ngân sách quốc phòng Trung Quốc công bố tăng trung bình 15%/năm đã tạo đà cất cánh cho Hải quân Trung Quốc trở thành sức mạnh mới.
Hiện nay, tầm vóc của lực lượng có thể không chỉ giới hạn trong khu vực mà sẽ vươn ra thế giới, thực hiện mục tiêu chiến lược đến trước năm 2020 cơ bản trở thành “cường quốc quân sự khu vực” và đến giữa thế kỷ cơ bản trở thành “cường quốc quân sự toàn cầu”.

Nâng sức mạnh qua từng giai đoạn
Hải quân Trung Quốc ra đời ngày 23/4/1949, trước khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 1/10/1949, quân số lấy từ một đơn vị hải quân địa phương tỉnh Giang Tô với những tàu cũ thu được của Hải quân Tưởng Giới Thạch.

Năm 1954, Liên Xô viện trợ các chiến hạm mới. Từ 1954-1955, thành lập các hạm đội, trung Quốc bắt đầu tự thiết kế và đóng các tàu nhỏ. Hải quân ít bị ảnh hưởng của thời kỳ Đại nhảy vọt 1958-1959 và Đại Cách mạng Văn hóa 1966-1976.
Tàu hộ vệ săn ngầm lớp Hải Nam (Type 037) ra đời từ những năm 1960.

Những năm 1980, Hải quân Trung Quốc có bước phát triển về chất, bắt đầu có các chuyến đi viễn dương, nâng cao trìh độ chuyên môn, kỹ thuật, huấn luyện hiệp đồng tàu ngầm với tàu mặt nước. Các tàu ngầm, tàu mặt nước phóng nhiều đợt tên lửa cự li rất xa.

Ngày nay, Hải quân Trung Quốc đã phát triển hoàn chỉnh với 5 binh chủng hiện đại: tàu ngầm, tàu mặt nước, Không quân Hải quân, Hải quân đánh bộ, tên lửa và pháo bờ biển. Các binh chủng này có thể độc lập hay hiệp đồng tác chiến.

Những lữ đoàn tàu chủ lực
Các lữ tàu ngầm và tàu khu trục là "quả đấm thép" của Hải quân Trung Quốc, phần lớn trong số này do Trung Quốc tự đóng.

- Các lữ tàu ngầm có hơn 70 tàu ngầm thông thường và tàu ngầm hạt nhân với uy lực của 14 tàu ngầm hạt nhân mang tên các thời đại Trung Quốc: Hạ, Thương, Tấn, Hán. Tàu ngầm chiến lược lớp Hạ 092 có lượng giãn nước 6.500 tấn, chạy bằng năng lượng hạt nhân, quân số 84, trang bị 12 tên lửa đạn đạo “Cự Lãng 1” (CSS-N-3) tầm 2.700km.

- Các lữ tàu khu trục là lực lượng tác chiến chủ yếu trên mặt nước, lớp hiện đại (Sovremengi) mua của Nga, lượng giãn nước 8.400 tấn, kích thước 156,37x17,19x7,85m, quân số 296, vũ khí có 2 bệ 8 tên lửa đối hạm siêu âm Moskit (SS-N-22 Sunburn) tầm 160km, 2 bệ 44 tên lửa đối không SA-N-7 bắn xa 25km và độ cao 15.000m, 2 pháo nòng kép 130mm, 4 pháo 6 nòng 30mm, 4 ống phóng ngư lôi ASW 324mm, 2 trực thăng chống ngầm Z-9 hoặc Ka-28.

Tàu khu trục lớp Lữ Dương (Type 052B).

Tàu khu trục lớp Lữ Đại do Trung Quốc đóng, 2.800 tấn, kích thước 130x13,7x4,6m, các loại cải tiến có Lữ Đại I, Lữ Đại II, Lữ Đại III... Vũ khí 2 giá tên lửa đối hạm HY-2 (C-201) 3 nòng, tầm bắn 95km, 1 pháo 130mm nòng kép, 4 pháo 37mm nòng kép, 4 pháo 25mm nòng kép, 2 giá tên lửa chống ngầm FQF-2500.

- Lực lượng tàu đổ bộ Trung Quốc nòng cốt là lớp Quỳnh Sa và 072, kích thước 119x15,60x2,75m, chở đầy đến 4.800 tấn với 1 đại đội xe tăng T-59, 2 xuồng đổ bộ xe và người, 1 đại đội hải quân đánh bộ 150 người hoặc chở 1 tiểu đoàn bộ binh và 1 đại đội xe pháo 150mm, tương đương 800 người và 12 xe. các tàu đổ bộ khi tham gia chiến dịch, cùng lúc có thể chở 1 sư đoàn bộ binh. Các tàu này đều chở máy bay trực thăng để bốc quân đến nơi cần, thời gian ngắn.

Tàu sân bay đầu tiên
Giấc mơ tàu sân bay sắp được thực hiện khi tàu sân bay Thi Lang (nay có nguồn tin gọi là Liêu Ninh) đi vào hoạt động thời gian tới, mua của Ukraine với tên gọi Varyag.

Varyag đóng năm 1985, 3 năm sau hạ thủy, rồi Liên Xô chuyển giao cho Ukraine, 1992 Trung Quốc mua lại. Theo thiết kế, lượng giãn nước 67.500 tấn, kích thước 302x70,5x11m, quân số 1.960.

Vũ khí chính là 50 máy bay và trực thăng gồm tiêm kích J-15 và trực thăng săn ngầm H-60 (tương tự Ka-28), máy bay báo động sớm Z-8, cùng các tổ hợp tên lửa đối hạm, đối không (FL-3000N, 24 tên lửa diệt mục tiêu cự ly 9km), rocket chống ngầm, pháo 30mm 10 nòng.

Hai tàu sân bay khác tự đóng, đang triển khai, dự kiến 3-5 năm tới hạ thủy và Trung Quốc muốn có tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân năm 2020.

Hải quân Trung Quốc có quân số 255.000 người (trong đó có 26.000 Không quân Hải quân và 10.000 hải quân đánh bộ), tàu ngầm, tàu mặt nước biên chế thành 3 hạm đội với hơn 800 tàu. Dưới mỗi hạm đội có các lữ tàu ngầm, tàu mặt nước, sư không quân hải quân, lữ hải quân đánh bộ, sư tên lửa – pháo bảo vệ bờ biển, các căn cứ....

Không quân hải quân có 850 máy bay, nòng cốt là ném bom, rải lôi (150 chiếc), cường kích (140 chiếc), tiêm kích (250 chiếc)...

Hải quân đánh bộ có 500 xe tăng nhẹ, xe thiết giáp. Lực lượng tên lửa, pháo bờ biển có 80 tên lửa đối hạm, 300 pháo bờ biển, 700 pháo phòng không.

Trong 3 hạm đội Bắc Hải, Đông Hải, Nam Hải thì hạm đội Nam Hải đang được ưu tiên phát triển theo hướng “linh hoạt, gắn quân sự với chính trị, kinh tế và đối ngoại để để cải thiện môi trường chiến lược”. Tag: Hải quân các nước trên thế giới

Hạm đội Đông Hải Trung Quốc

Trong 3 hạm đội của Hải quân Trung Quốc thì Hạm đội Đông Hải là lực lượng ra đời đầu tiên.
Ngày 23/4/1949, hạm đội chính thức thành lập ở căn cứ Thượng Hải với tên gọi Hải quân Hoa Đông. Đến ngày 23/9/1955 đổi tên thành Hạm đội Đông Hải do trung tướng Đào Dũng làm tư lệnh.

Trong 2 ngày 8 và 9/6/2011, 11 tàu chiến trong đó có toàn bộ lớp tàu khu trục hiện đại (Sovremennyi) 4 chiếc, đã di chuyển gần đảo Ryukyu (Nhật) theo đội hình 3 nhóm trong cuộc tập trận lớn nhất của Hải quân Trung Quốc. Các tàu khu trục trên đều thuộc Hạm đội Đông Hải.

Nhiệm vụ, khu vực đảm trách
Lúc mới thành lập, hạm đội Đông Hải có nhiệm vụ ngăn chặn sự phản công của Đài Loan, nếu nổ ra chiến tranh tiến hành việc phong tỏa toàn bộ Đài Loan, hoặc tấn công các đảo Đài Loan, Kim Môn, Bành Hồ... Xa hơn, sẽ là lực lượng chủ yếu giải phóng Đài loan bằng quân sự.

Quản lý vùng biển từ Nam cảng Liên Vân (tỉnh Giang Tô) xuống phía Bắc Nam Thụy (khu vực từ đảo Nam Áo tỉnh Quảng Đông đến Mũi Mèo của Đài Loan), phủ kín eo biển Đài Loan, bao gồm bờ biển các tỉnh thành ở nội địa là Giang Tô, Thượng Hải, Chiết Giang và Phúc Kiến.

Hạm đội này đã tham gia đánh đảo Nhất Giang Sơn hỗ trợ lục quân 1955 và nhiều trận khác với Đài Loan. Từ năm 1970, Bộ tư lệnh Hạm đội chuyển từ Thượng Hải đến Ninh Ba.

Lực lượng, bố trí
Hạm đội được biên chế 2 lữ tàu ngầm, 1 lữ tàu khu trục, 1 lữ tàu hộ vệ, 3 lữ tuần tiễu, phóng lôi và 1 lữ tàu đổ bộ.

Không quân Hạm đội có 1 sư ném bom, 2 sư tiêm kích, 1 trung đoàn vận tải, 1 trung đoàn trinh sát, 1 trung đoàn huấn luyện, 1 trung đoàn máy bay tiếp dầu. Ngoài ra, Hạm đội còn có các trung đoàn tên lửa, pháo bờ biển.
Căn cứ tàu ngầm ở Ninh Ba (vòng tròn đỏ chỉ vị trí neo đậu tàu).
Ba căn cứ hải quân lớn của Hạm đội là căn cứ Thượng hải, có lữ tàu ngầm 42 với các tàu lớp Kilo, Minh, 1 lữ tàu đổ bộ, 1 lữ tuàn tiễu, trung đoàn Không quân vận tải số 6...

Căn cứ hải quân này đảm trách từ cảng Liên Vân đến Ngô Tùng. Căn cứ Châu Sơn nằm trên đảo, đảm trách từ Định Hải đến Ôn Châu. Căn cứ Phúc Kiến đảm trách Phúc Kiến đến Hạ Môn.

Ở căn cứ chính của hạm đội là Ninh Ba có lữ tàu ngầm 22 lớp Romeo, một số tàu khu trục, sư đoàn tiêm kích số 4, trung đoàn máy bay trinh sát số 8...

Sư đoàn không quân ném bom ở Đan Dương (Giang Tô), sư tiêm kích 6 ở Đại Sơn...

Vũ khí, trang bị
- Tàu ngầm: loại Kilo mua từ Nga là 364 (Viễn chinh 64), 365 (Viễn Chinh 65), 366 (Viễn Chinh 366) và 367 (Viễn Chinh 67). Loại do Trung Quốc tự nghiên cứu, chế tạo đời mới là loại 039 lớp Tống có tàu 320 (Viễn Chinh 20), 321 (Viễn Chinh 21); lớp tàu ngầm tương đối cũ là 12 tàu ngầm 035 lớp Minh và lớp Romeo.

- Tàu khu trục:

+ Lớp Hiện đại 4 chiếc mua của Nga, chiếc đầu biên chế ngày 25.12.1999 Hàng Châu 136, chiếc thứ hai ngày 16.1.2001, Phúc Châu 137, chiếc thứ ba Thái Châu 138.

+ Tàu hộ vệ: tàng hình loại 053H3 lớp Giang Vệ II do nhà máy đóng tàu Hộ Đông Thượng Hải chế tạo là tàu 521 (Hạ Tân) và tàu 522 (Liên Vân Cảng), 4 chiếc loại 053H2G lớp Giang Vệ I là tàu 539 (An Khánh), tàu 540 (Hoài Hải), tàu 541 (Hoài Bắc) và 542 (Đồng Lăng); 9 chiếc loại 053H lớp Giang Hồ là tàu 510 (Thiệu Hưng), tàu 512 (Vô Tích), 513 (Hoài Âm), tàu 514 (Tấn Giang), tàu 515 (Hạ Môn), 516 (Cửu Giang), tàu 517 (Nam Bình), tàu 518 (Cát An), 2 chiếc loại 053H1 lớp Giang Hồ II gồm 533 (Ninh Ba), 534 (Kim Hoa).

Máy bay của Hạm đội là ném bom H-5, H-6, tiêm kích J-7, Báo bay, máy bay tiếp dầu cải tiến từ H-6....

Tính năng một số máy bay, tàu
- “Báo bay” chính là FBC-1: là máy bay siêu âm 2 chỗ ngồi đa năng mới, hoàn toàn do Tổng công ty công nghiệp hàng không Trung Quốc thiết kế, tập đoàn công nghiệp máy bay Tây An sản xuất, Viện nghiên cứu bay thí nghiệm Trung Quốc kiểm định.

Chiều dài 23,32m, sải cánh 12,7m, cao 6,57m, trọng lượng cất cánh tối đa 28.475kg, trọng lượng vũ khí gắn ngoài tối đa 6.500kg. Vũ khí có tên lửa đối không, đối đất, đối hạm và pháo 23mm 2 nòng, đánh gần hoặc đánh chặn từ xa. Nhiệm vụ chủ yếu của FBC-1: đánh căn cứ, nút giao thông, tàu trên biển, trận địa tập kết....tốc độ hành trình 1,7M. Bán kính hoạt động 1.488km (máy bay thế hệ 3).
Ba trong số bốn tàu khu trục lớp Sovermenny trang bị cho Hạm đội Đông Hải.
- Tàu khu trục lớp hiện đại Sovermenny

Lượng giãn nước 7.900 đến 8.480 tấn, kích thước 156,37x17,19x7,85m, quân số 296 người (25 sĩ quan), hành trinh liên tục 14.000 hải lý. Vũ khí có 2 bệ tên lửa đối hạm siêu âm Moskit SS-N-22 với 8 tên lửa tầm bắn 160km, 2 bệ tên lửa đối không SA-N-7 tầm bắn xa 25km và độ cao 15.000m, 2 khẩu pháo phòng không 130mm, 4 khẩu 30mm loại 6 nòng, 4 ống phóng ngư lôi ASW 324mm, 2 trực thăng chống ngầm Z-9A hoặc K-28. Trực thăng Z-9 có tên lửa Hồng Tiễn-8, pháo 23mm và hệ thống phóng tên lửa nhiều nòng.

- Tàu ngầm lớp Romeo loại 033

Là tàu ngầm mua của Liên Xô, lượng giãn nước 1.475 tấn khi nổi, 1.830 tấn khi lặn, kích thước 76,6x6,7x5,2m. Tốc độ 15 hải lý/h khi nổi, 13 hải lý/h khi lặn, tầm hoạt động 9.000 hải lý với vận tốc 9 hải lý/h, nổi; quân số 54 người (10 sĩ quan). Vũ khí có 8 ống phóng lôi 533mm kiểu Yu-4 tầm bắn 15km và Yu-1 tầm bắn 9,2km, 24 quả thủy lôi.

Hạm đội Bắc Hải của Trung Quốc

Hạm đội Bắc Hải ra đời muộn nhất trong 3 hạm đội Trung Quốc đáng gờm, có trách nhiệm bảo vệ Bắc Kinh và ứng phó tình huống trên bán đảo Triều Tiên
Khu vực phòng thủ
Ngoài bảo vệ cửa ngõ Bắc Kinh, đảm nhiệm phòng thủ trên biển từ cảng Liên Vân trở lên phía Bắc và khu vực biển Bột Hải, bao gồm 3 tỉnh bờ biển là Sơn Đông, Hà Bắc, Liêu Ninh và thành phố cảng Thiên Tân. ở ven bờ chia làm 9 vùng phòng thủ. Bộ tư lệnh hạm đội đóng ở Thanh Đảo.

Biên chế và căn cứ
Hạm đội Bắc Hải có 115 lữ đoàn tàu và 3 sư đoàn cùng 1 trung đoàn Không quân Hải quân, các trung đoàn tên lửa – pháo bờ biển.

- Các lữ đoàn tàu ngầm: 4 lữ, lữ 1 ở cửa Loan Hà (tỉnh Hà Bắc) là lữ tàu ngầm hạt nhân với 3 chiếc lớp Hán, 3 lớp Hạ, 2 lớp Tống. Ba lữ tàu ngầm thông thường gồm lữ 2 ở Thanh Đảo (tỉnh Sơn Đông) có loại Tống, lữ 12 ở Lữ Thuận (tỉnh Liêu Ninh) có loại Minh, lữ 62 ở Ngũ Đảo (Tây bán đảo Liêu Đông, tỉnh liêu Ninh) là lữ tàu thử nghiệm.

- Các lữ đoàn tàu mặt nước: 7 lữ gồm lữ tàu khu trục ở Thanh Đảo; 3 lữ phóng lôi ở Thanh Đảo, Lữ Thuận, Uy Hải; 3 lữ tuần tiễu bảo vệ căn cứ ở Thanh Đảo, Đại Liên, Lữ Thuận.

- Các sư đoàn không quân: sư đoàn ném bom – rải lôi số 2 (loại H-5, H-6) ở Sơn Hải Quan (tỉnh Hà Bắc), sư đoàn tiêm kích số 5 (loại J-8II, J-7, J-6) ở Lưu Bình (tỉnh Sơn Đông), sư đoàn tiêm kích số 7 (trực thuộc Bộ tư lệnh Hải quân) ở Yên Đài (Thanh Đảo), trung đoàn độc lập số 3 ở Thanh Đảo.
Các vị trí neo đậu tàu ngầm ở căn cứ Thanh Đảo.
- Các căn cứ hải quân: có 3 căn cứ tương đương cấp quân đoàn gồm:

+ Căn cứ Lữ Thuận quản lý hải phận từ Đại Liên đến Danh Khẩu, là căn cứ nước sâu tốt nhất ở miền bắc Trung Quốc. Đa số tàu khu trục, hộ vệ của Hạm đội Bắc Hải bố trí ở căn cứ này.

+ Căn cứ đảo Hồ Lô quản lý từ Tần Hoàng Đảo tới Thiên Tân, là nơi trú ngụ cho các tàu ngầm thông thường.

+ Căn cứ Thanh Đảo quản lý từ Uy Hải đến Giao Nam, nơi ẩn náu của tàu ngầm hạt nhân, là nơi thường đón tiếp tàu hải quân nước ngoài đến thăm.

Vũ khí, trang bị
- Máy bay chiến đấu J-8II: Kích thước dài 21,59m, sải cánh 9,34m, cao 5,41m. Trọng lượng cất cánh tối đa 18.322kg, tốc độ bay ngang tối đa 2,2M, độ cao giới hạn 18.500m, bán kính hoạt động 800km. Có tên lửa tầm trung không đối không PL-2, PL-5, PL-7, PL-9, PL-10, 2 bệ pháo nòng kép 23mm.

- Tàu ngầm hạt nhân:

+ Lớp Hạ (loại 092), do nàh máy đóng tàu đảo Hồ Lô chế tạo, lượng giãn nước 6.500 tấn (lặn), chiều dài 120m, rộng 10m, động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, quân số 84, vũ khí 12 quả tên lửa đạn đạo Cự Lãng – 1 (CSS-N-3) tầm bắn 2-700km, 6 ống phóng ngư lôi 533mm.

Ba tàu lớp Hạ của Hạm đội Bắc Hải mang số hiệu 406A (Trường Chinh 6A), 406B (Trường Chinh 6B) và 406 (Trường Chinh 6C).

+ Lớp Tấn có 12 tên lửa JL-2 (CSS-NX-4) loại chiến lược. Lớp Tấn và Hạ là tàu ngầm hạt nhân chiến lược, lớp Hán là chiến thuật. Diểm mạnh nhất của tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn là mang tên lửa JL-2 có tầm bắn đến 8.000km.

+ Lớp Hán (loại 091) là loại tàu ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân đầu tiên Trung Quốc tự đóng ở nhà máy đóng tàu đảo Hồ Lô, lượng giãn nước 4.500 tấn (nổi), 5.500 tấn (lặn) dài 106m, rộng 10m, tốc độ khi nổi 12 hải lý/h, lặng 25 hải lý/ giờ, quân số 75, vũ khí có 1 tên lửa YJ-82 (hoặc C-801) tầm bắn 40km, 6 ống phóng lôi 533mm kiểu Yu-3 tầm 15km và Yu-1 tầm 9,2km (18 quả), 36 thủy lôi.

Ba tàu lớp Hán của Hạm đội Bắc Hải mang số hiệu 401 (Trường Chinh 1), 402 (Trường Chinh 2) và 403 (Trường Chinh 3).
Tàu khu trục Thanh Đảo (số hiệu 113).
- Tàu khu trục:

+ Lớp Lữ Hộ: có 2 chiếc 052 (số 112 – Cáp Nhĩ Tân, 113 Thanh Đảo) có 4 bệ 16 tên lửa đối hải Yj-83, 1 bệ tên lửa phòng không HQ-7 có 8 quả, 2 ống phóng 324mm có 6 quả, 1 pháo 100mm, 2 máy bay Z-9C chống ngầm.

+ Lớp Lữ Đại II có 4 chiếc 051 là 106 (Tây An), 107 (Ngân Xuyên), 108 (Tây Ninh) và 109 (Khai Phong), lượng giãn nước 3.800 tấn, kích thước 130x13,7x4,6m, đi liên tục 4.000 hải lý, vũ khí 2 bệ tên lửa chống hạm HY-2 gồm 6 quả, tầm 100km tốc độ 0,9M, 1 pháo 130mm nòng kép, 3 pháo 37mm nòng kép, 4 pháo 25mm nòng kép, vũ khí chống ngầm 2 giá phóng lôi tên lửa FQF-2500 12 nòng, 2 trực thăng Z-9A.

- Tàu hộ vệ: có Giang Vệ II, Giang Hồ I và Giang Hồ II.

+ Giang Vệ II có lượng giãn nước 2.250 tấn, quân số 180, 4 tên lửa đối hải C-802, 8 tên lửa phòng không HQ-7/FM80 tầm tối đa 12km, 1 pháo 100mm nòng kép, 4 pháo 37mm nòng kép...
+ Giang Hồ có lượng giãn nước 1.425 tấn đến 1.700 tấn, 4 tên lửa HY-2, 2 pháo 100mm, 4 pháo 37mm nòng kép, ngư lôi 324mm. Tag: Hải quân các nước trên thế giới

Hạm đội Nam Hải: Được ưu tiên nhất

Hạm đội Nam Hải được ưu tiến nhất trong Hải quân Trung Quốc, trang bị những tàu khu trục hiện đại và tàu đổ bộ cỡ lớn cùng 2 lữ hải quân đánh bộ chủ lực.
Nam Hải là 1 trong 3 hạm đội thuộc Hải quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, thành lập vào tháng 9/1950. Được giao nhiệm vụ phụ trách vùng biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải), hạm đội Nam Hải là lực lượng chủ đạo trong việc bảo vệ lợi ích và đòi hỏi các yêu sách của Trung Quốc trong khu vực. Vai trò này càng được thể hiện rõ trong những năm gần đây, khi Trung Quốc không ngừng trang bị những vũ khí tân tiến nhất cho lực lượng này.

Từ năm 1998 đến nay, Hải quân Trung Quốc đã biên chế các tàu mới nhất và giao cả 2 lữ hải quân đánh bộ cho Hạm đội Nam Hải, làm sức mạnh của hạm đội vượt qua tất cả hải quân các nước khác trong khu vực.

Sở hữu các tàu khu trục hiện đại nhất
Nói tới lực lượng tàu mặt nước thuộc Hạm đội Nam Hải không thể nói tới chiến hạm “Thâm Quyến 167”, tên đặc khu kinh tế sống động nhất Trung Quốc. Đây là một trong những tàu khu trục hiện đại nhất trong Hải quân Trung Quốc, thuộc lớp Type-051B (NATO gọi là Lữ Hải), được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Đại Liên.

Thẩm Quyến 167 là tàu khu trục đa năng có kích thước 153x16,5x6mm lượng giãn nước 6.000 tấn, lớn hơn các tàu khu trục tự đóng khác của Trung Quốc. Vũ khí uy lực nhất của tàu là có 2 bệ tên lửa chống hạm C-802 tầm bắn 120km (mỗi bệ có 4 ống phóng). Để chống các mối đe dọa từ trên không, tàu lớp Lữ Hải được trang bị 1 bệ tên lửa phòng không HQ-7 (Hồng Kỳ 7, nạp sẵn 8 quả đạn) tầm bắn 12km, bắn cao 5.000m. Hỗ trợ hệ thống HQ-7 còn có 4 pháo 37mm nòng kép.
Khu trục hạm Thâm Quyến (số hiệu 167).
Để chống ngầm, tàu lớp Lữ Hải có 2 bệ phóng tên lửa CY-1 (4 ống phóng) tầm bắn 18km, 6 ống phóng ngư lôi B515 – 324mm, tầm bắn 6km. Tuy nhiên, vũ khí chống ngầm hiệu quả nhất là 2 trực thăng Ka-28 hoặc trực thăng nội địa Z-9C. “Thâm quyến 167” mới đi vào hoạt động vài năm nay, ngoài vũ khí hiện đại còn sở hữu hệ thống radar, điện tử, chế áp điện tử, trinh sát, dữ liệu tác chiến tối tân.

Hạm đội Nam Hải còn được biên chế các tàu khu trục tên lửa Type-052C, tàu hộ tống Type-054A/D (nếu toàn bộ Hải quân Trung Quốc có 11 chiếc Type-054 thì 8 chiếc được điều động biên chế cho hạm đội Nam Hải). Ngoài ra, hạm đội này còn có các tàu đổ bộ cỡ lớn chở xe tăng, tàu quét mìn và các tàu phục vụ…

Căn cứ Du Lâm và các tàu ngầm chiến lược
Dù Bộ tư lệnh Hạm đội Nam Hải đóng ở Trạm Giang, Quảng Đông nhưng căn cứ Du Lâm, trên đảo Hải Nam có vai trò hết sức quan trọng. Căn cứ này có mực nước sâu, ẩn vào trong núi này được xây dựng với chiều rộng cửa đến 23m, cho phép 20 tàu ngầm hạt nhân trú chân.
Phóng to vị trí tàu ngầm Type 094 (lớp Tấn) ở căn cứ Tam Á.
Hạm đội Nam Hải có 2 lữ đoàn tàu ngầm trang bị các loại tàu chạy năng lượng hạt nhân lớp Hạ, Hán và tàu diesel lớp Kilo, lớp Minh, phần lớn mới xuất xưởng. Tổng số các tàu ngầm của Hạm đội Nam Hải lên tới gần 30 chiếc. Trong đó, nếu tàu ngầm hạt nhân chỉ chiếm 1/3 thì tàu ngầm diesel loại mới nhất chiếm ½ số lượng toàn bộ tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc. Trong tương lai, sức mạnh uy lực nhất của các tàu ngầm này không còn là tên lửa JL-1 mà là JL-2, có tầm bắn xa hơn đến 8.000km.

Theo một số nguồn tin không chính thức và qua một số bức ảnh chụp vệ tinh, một tàu ngầm hạt nhân hiện đại của hải quân Trung Quốc loại Type-094 (lớp Tấn) được điều động xuống làm nhiệm vụ tại Hạm đội Nam Hải. Sự biên chế, điều động kể trên cho thấy vị trí chiến lược của căn cứ Du Lâm và khả năng đưa các tàu ngầm chiến lược can dự vào các cuộc xung đột tương lai của Trung Quốc là rất rõ ràng.

“Nắm trọn” hải quân đánh bộ Trung Quốc
Một lực lượng cần quan tâm đặc biệt trong biên chế Hạm đội Nam Hải là hải quân đánh bộ. Nếu như trước đây, Hải quân Trung Quốc có 3 sư đoàn hải quân đánh bộ, biên chế đều cho mỗi hạm đội 1 sư thì sau cuộc cải cách lớn những năm 1980, lực lượng này được biên chế thành 2 lữ đoàn, quân số ít đi nhưng trang bị rất hiện đại hơn. Điều đáng nói, cả 2 lữ đoàn này đều nằm trong sự quản lý của Hạm đội Nam Hải.
Hạm đội Nam hải được ưu tiên tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071.
Mỗi lữ này có 7 tiểu đoàn gồm 3 tiểu đoàn hải quân đánh bộ, 1 tiểu đoàn hải quân đánh bộ thiết giáp, 1 tiểu đoàn pháo, 1 tiểu đoàn xe cơ giới, 1 tiểu đoàn thông tin và các đơn vị trinh sát, công binh, phòng hóa... Trang bị của 2 lữ có hơn 500 xe tăng nhẹ và thiết giáp, pháo 122mm, cối 107mm, tên lửa chống tăng HJ-73, HJ-8, tên lửa phòng không HN-5.

Tiến hành tác chiến, các lữ trên phối hợp với các lữ tàu đổ bộ, từ các loại tàu đổ bộ cỡ lớn LST (Quỳnh Sa, Vũ Hán, Ngọc Đình I và II) đến cỡ trung LSM (Du Lâm, Ngọc Đảo , Ngọc Hải, Ngọc Linh và Ngọc Sa) và cỡ nhỏ LCU (Vân Nam, Ngọc Bắc) hay xuồng đổ bộ đệm khí loại 722-II. Tàu đổ bộ loại này được chở trên tàu đổ bộ 072-III. Xuồng 072-II có tên “Người tiên phong” chở đầy 80 tấn, có thể mang 20 người và 50 tấn trang bị, tốc độ cao nhất 98km/h, lướt cách mặt nước cao nhất 1,5m, vũ khí có hai súng máy 14,5mm. Tag: Hải quân các nước trên thế giới
Bộ tư lệnh Hạm đội Nam Hải được tổ chức thành các căn cứ hải quân, các đơn vị tàu chiến đấu (lữ đoàn, tiểu đoàn độc lập), hải quân đánh bộ (lữ đoàn), không quân hạm đội (sư đoàn, trung đoàn độc lập), lực lượng pháo – tên lửa bờ biển (trung đoàn pháo, tiểu đoàn tên lửa), pháo phòng không (trung đoàn), radar đối hải (trung đoàn)...

Các đơn vị tàu chiến đấu có: 2 lữ tàu ngầm gồm 1 lữ ở Trạm Giang và 1 lữ ở Du Lâm, 2 lữ tàu khu trục, 1 lữ tàu hộ vệ tên lửa, 4 lữ tàu tuần tiễu, phóng lôi, 1 lữ tàu đổ bộ, nhiều tiểu đoàn tàu độc lập...

Không quân Hạm đội có 3 sư đoàn: sư ném bom số 3 (loại H-6D) ở Quế Bình (Quảng Tây), sư tiêm kích 8 (loại J-6) và sư tiêm kích 9 (J-8II, FBC-1) đều trên đảo Hải Nam, mỗi sư có 3 trung đoàn.
Văn Tuấn

No comments:

Post a Comment