Saturday, November 12, 2011

* Kẻ Buôn Vua, Người Buôn Cộng Đồng…

Tôn Nữ Hoàng Hoa

Nói đến chuyện người buôn vua thì không ai lại không biết đến biệt danh của Lã Bất Vi về thời chiến quốc bên Tầu.
Lã Bất Vi là người Dương Địch xuất thân là một thương buôn. Nhờ vào thói gian xảo mà Lã Bất Vi rất thành công trên thương trường. Thân phụ của Lã Bất Vi cũng là một thương buôn lớn nhưng chỉ thuần túy trong việc mua một hai thì hy vọng lời chín lời mười.
Trái lại, Lã Bất Vi cho rằng đi cày bừa thì lợi bao nhiêu hoa quả, buôn châu ngọc thì lợi nhuận được gấp mấy phần trăm. Cho nên Lã Bất Vi mới nghĩ đến một cái lợi toàn phần mà lại có chút danh. Vừa có danh, vừa có miếng thì chỉ đi buôn Vua. Khi người buôn Vua được lên thống trị sơn hà thì lợi gấp mấy mươi phần.
Nghĩ vậy, Lã Bất Vi mới hỏi ý thân phụ. Cha của Lã Bất Vi cho rằng thằng con mình bị mát dây động thần kinh nên suy nghĩ bậy bạ.
Tuy bị người cha không ủng hộ, Lã Bất Vi vẫn một mình đi kiếm mối.
Năm thứ 40 đời Chiêu Vương nước Tần tức là năm 267 trước Công Nguyên, An Quốc Quân được nhà vua cho làm thái tử. An Quốc Công có rất nhiều con nhưng người được An Quốc Công thương yêu nhất, được lập làm chính phu nhân là Hoa Dương lại là người không có con. Trong khi đó Hạ Cơ có người con giữa tên Tử Sở thì lại không được An Quốc Công yêu quí nên đã bắt Tử Sở đi làm con tin bên nước Triệu.
Đã bao nhiêu lần nước Tần đánh nước Triệu là bấy nhiêu lần Tử Sở chịu nhiều sự bạc đãi tàn ác của nước Triệu.
Lã Bất Vi trong lúc đi tìm mối buôn Vua đã nhìn thấy món hàng Tử Sở. Theo Lã Bất Vi thì món hàng Tử Sở này lạ, có thể buôn được! Bất Vi bèn đến nói với Tử Sở: Tôi có thể làm cửa nhà của ngài trở thành cung điện nguy nga.
Tử Sở nhìn Lã Bất Vi cười và nói: Vậy thì ông hãy làm nhà cửa của ông trở thành cung điện nguy nga trước đi.
Lã Bất Vi nói: Thế thì ngài không biết: Cửa nhà của tôi phải đợi cửa nhà của Ngài trở thành cung điện nguy nga trước . Tử Sở hiểu ý của Lã Bất Vi.
Sau khi thuận kẽ bán, người mua, Lã Bất Vi đưa cho Tử Sở năm trăm cân vàng để Tử Sở thay xiêm đổi áo mà chiêu đãi quần hùng. Tử Sở theo ý của Lã Bất Vi tiến cung bằng cách dâng hiến của quí vật lạ cho Hoa Dương phu nhân là người đang được An Quốc Công sủng ái. Vàng bạc đã mua xa lạ thành thân thương. Từ chỗ xa tiến lại gần Lã Bất Vi trổ tài saleman ca ngợi Tử Sở tài hoa lịch lãm trong việc giao thiệp với người nước ngoài, cũng như sự giao hảo của Tử Sở đã được tiếng vang trong thiên hạ.
Sau đó, Lã Bất Vi khuyên Hoa Dương Phu Nhân nhận Tử Sở làm con nuôi vì trong 20 đứa con của An Quốc Công không một ai đã có "lòng" nghĩ đến Hoa Dương phu nhân như Tử Sở đã có. Hoa Dương Phu Nhân động lòng nghe theo và vào xin An Quốc Công cho bà ta nhận Tử Sở làm thừa tự. An Quốc Công bằng lòng và cùng Hoa Dương Phu nhân thưởng cho Lã Bất Vi nhiều của cải và dặn dò Lã Bất Di giúp đỡ cho Tử Sở.
Chỉ một chuyến mở hàng Lã Bất Vi đã thâu nhiều lợi nhuận nhưng Lã Bất Vi không dừng ở đó. Bước kế tiếp của Lã Bất Vi là trình làng Tử Sở và quãng cáo rất công phu cho Tử Sở nỗi tiếng với các chư hầu
Con đường dàn dựng để sửa soạn cho Tử Sở xong xuôi, Lã Bất Vi đi vào con đường thôn tính một ngôi vua bằng cách để Tử Sở gặp gở Triệu Cơ là người thiếp của Lã Bất Vi mà lại đang mang thai với Lã Bất Vi.
Triệu Cơ yêu Lã Bất Vi vô cùng nhưng qua sự sắp đặt đó Tử Sở đã đem lòng say mê yêu Triệu Cơ qua tài đàn hay múa giỏi của nàng và nhất quyết cưới Triệu Cơ làm vợ. Lã Bất Vi liền dâng Triệu Cơ cho Tử Sở. Tử Sở lập Triệu Cơ làm phu nhân
Mối lợi buôn Vua đang làm nhòa con mắt kẽ gian thương. Năm 257 TCN, đời vua Chiêu Vương nước Tần, sai Vương Ý vây Hàm Đan. Nước Triệu căm giận muốn giết Tử Sở. Lã Bất Vi đã đưa ra sáu trăm cân vàng cho kẻ coi giữ nên trốn thoát Tần. Triệu muốn giết vợ con Tử Sở, nhưng Triệu Cơ là con nhà tai mắt ở Triệu, do đó đã lẩn trốn được vì thế mẹ con đều sống.
Sau khi Tần Chiêu Vương mất, thái tử An Quốc Quân lên làm vua, lập Hoa Dương phu nhân làm hoàng hậu, Tử Sở làm thái tử. Vua Triệu cũng cho đưa vợ của Tử Sở cùng con là Chính về Tần. Vua Tần lên ngôi được một năm thì mất, Thái tử Tử Sở lên thay, tức là Trang Tương Vương, tôn mẹ nuôi là Hoa Dương hậu làm Hoa Dương thái hậu, mẹ là Hạ Cơ là Hạ thái hậu.
Tử Sở tức là Trang Tương Vương lên ngôi được một năm thì bị Lã Bất Vi âm mưu sát hại để Thái tử Chính lên ngôi lấy hiệu là Tần Vương Chính tức là Tần Thủy Hoàng. Từ đó Lã Bất Vi thâu đạt tất cả lợi nhuận trên cõi thế gian này.


Chuyện Lã Bất Vi đi buôn Vua là một câu chuyện gian manh nhất của lịch sử Trung Hoa thời bấy giờ. Nhưng so với những kẽ đi buôn Cộng Đồng hôm nay để tìm mối lợi qua những chương trình tài trợ xã hội (Funding) của chính phủ Hoa Kỳ thì sự gian xảo và âm mưu của Lã Bất Vi còn thua xa.
Lã Bất Vi chỉ có một mục tiêu là được cả quyền lực và lợi nhuận trên danh dự và quan hệ giữa những người liên hệ với ông ta. Còn những kẽ đi buôn Cộng Đồng hôm nay thì bất chầp danh dự của Tập Thể và nguyện vọng của người Việt Quốc Gia trong công cuộc tiếp tục đấu tranh chống Việt Gian CS.
Nhìn vào những điều lệ nội qui và hiến chương của một số tổ chức cộng đồng hôm nay. những kẽ đi buôn Cộng đồng đã đi ngược lại nguyện vọng của người QG trên tôn chỉ đấu tranh chống VGCS.
Tổ chức Cộng đồng tại hải ngoại đặt trên căn bản của những người tỵ nạn CS Việt Nam. Ấy thế mà trong tôn chỉ của Hiến chương của phần đông kẽ đi buôn cộng đồng đã không dám khẳng định tôn chỉ đấu tranh chống VGCS mà chỉ loay hoay trên những cái nguyện vọng xây dựng cơ sở của Cộng Đồng (Physical Office) (để xin Phân) và trên sứ mạng là tạo đoàn kết đa dạng(??)
Đố ai hiểu được ý nghĩa của hai chữ đa dạng này khi thực chất của tổ chức cộng đồng chỉ trên một đặc thù duy nhất là Cộng Đồng của Những Người Việt tỵ nạn CSVN hay nói khác đi họ là những người Việt Quốc Gia đang tiếp nối công cuộc đấu tranh chống VGCS của ông cha ta trên gần 1 thể kỷ qua.
Những hiến chương của một vài tổ chức cộng đồng hôm nay được những kẽ đi buôn cộng đồng đã không dám tỏ rõ lập trường chống VGCS. Có phải vì tình trạng bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam mà họ đã không dám công khai chống VGCS để được tìm lợi nhuận xin fund hay đây lại là những chiêu bài hòa hợp hòa giãi của các tổ chức đảng phái có chủ trương liên kết trong ngoài, hầu xóa bỏ lằn ranh Quốc Cộng mà Vô hiệu hóa công cuộc đấu tranh chống Việt Gian CS của tập thể người Việt tỵ nạn tại hải ngoại ??

Hiến chương của cộng đồng người Việt Quốc Gia trước hết phài xác định thái độ và tư cách chủa Người Việt Tỵ Nạn CS. Tức nhiên tôn chỉ của Tổ Chức Cộng Đồng phải biểu hiện một thái độ rõ ràng là tiếp tục đấu tranh chống VGCS.

Nhưng tiếc thay những kẽ đi buôn Cộng Đồng vừa muốn làm lãnh tụ lại muốn có tiền trên danh nghĩa toàn thể Người Việt Tỵ nạn CS đã không dám đưa vào cái hiến chương của tổ chức bằng hai chữ Chống Cộng mà chỉ đong đưa lươn lẹo trên hàng chục trang giấy để đưa người đọc vào sự hoang mang không thấy đâu là đâu mà chỉ thấy toàn chữ với nghĩa

Chính Chữ và Nghĩa đó đã đưa con người vào những cuộc tranh luận Bởi vì khởi nguồn là sự sai biệt của hai bản Hiến Chương từ hai trưởng phái giữa một quan niêm. Đương nhiên, mỗi chữ thì có mỗi nghĩa Nghĩa thì tùy theo sự hiểu biết và trình độ khác nhau Nhưng khi mọi người đều đã biết đã hiểu chung ý nghĩa của những chữ trong Hiến chương tức là đã có một sự hiểu biết sắc bén, sâu xa thâm thúy trên sự biểu hiện đồng hành
Chỉ tiếc rằng trên sự hiểu biết chung ấy những người đi buôn cộng đồng sẽ không bao giờ chấp thuận vì trí tuệ đỉnh cao và âm mưu của họ đã bị va chạm và chỉ cần một cơn gió nhẹ chạm vào cái đỉnh cao trí tuệ và âm mưu đó, thì giông bão sẽ bay qua.

Cho dù đứng từ góc cạnh nào thì con đường đi bao giờ cũng có lề phải lề trái và cũng có bóng dáng kẽ đồng hành
Chỉ có con đường đi tới trên những cái hiến chương của những kẽ đi buôn cộng đồng là sẽ không còn có bóng dáng ai vì con đường sẽ mỗi lúc một lên cao của một sự vắng vẻ và khập khềnh !

Thiện thay! trong những tổ chức đó vẫn còn có những người QG chân chính đã can đãm đứng lên đồng loạt phản đối những âm mưu của những kẽ đi buôn cộng đồng vì họ đã sớm nhận ra cái cốt lõi bên trong của những điều liên lệ của hiến chương và trên qui luật của sự vận động của hiện thực, họ đã nhìn ra cái vỏ bọc bên ngoài của những kẽ đi buôn cộng đồng…

No comments:

Post a Comment