Monday, November 14, 2011

* Tham luận: PHẢI QUAN NIỆM VÀ GỌI NHÀ CẦM QUYỀN TRONG CHẾ ĐỘ ĐƯƠNG THỜI TẠI VIỆT NAM THẾ NÀO CHO ĐÚNG THỰC CHẤT VÀ THỰC TẾ?

Thiện Ý
· Đôi điều trước khi vào bài:
Sau khi Bác sĩ cho biết căn bệnh của chúng tôi đã phát triển đến thời kỳ tiền ung thư cần phải trị liệu tích cực. Trong thời gian trị liệu (khoảng 48 tuần lễ - một năm) cơ thể có thể có biến chứng làm xáo trộn tâm sinh lý và cần phải nghỉ ngơi hoàn toàn. Chúng tôi dự trù trước khi đi vào trị liệu, sẽ viết loạt bài cuối cùng rồi tạm biệt độc giả thân hữu và đồng hương. Chúng tôi đang viết một trong những bài cuối cùng theo dự hoạch thì nhận được thư email của một đồng môn Luật khoa Sàigòn nội dung như sau:
Anh Thang, Song song vơi bai vo Anh gởi cho toi đoc, toi cung nhan đuoc bai cua NG.Q.Duy tư Uc.Toi khong ro NQD co thuoc goc nguon LKVN không.Nhưng toi thay ca hai anh va nhieu nhan vat khac trong CDVN đeu co tu tưong uyen bac va biet lo cho TuDoDanChu cua VN. TOI AO UOC :phai chi tat ca cac Anh hop tac voi nhau thanh mot khoi Tri Thuc Lanh Dao thi nhung bai viet se co hieu qua manh me,rong rai hon.Toi chua chuyen cam nghi nay cua toi den NG.Q.D.Ke ra thi viec nay qua kho khan.Bang chung la cai vu 30 Tri Thuc (trong do co O.Thay VQT cua chung ta)da bi LXK lua bip,loi dung.Nhung truoc het xin hoi Anh nghi the nao?......CHNG”
Để trả lời câu hỏi cuối thư “Anh nghĩ thế nào?” về “cái vu 30 Tri Thuc (trong do co O.Thay VQT cua chung ta)…”, mặc dầu đã có câu trả lời trong một phần bài viết “Vì lợi ích chống cộng, người Việt quốc gia đừng đánh người Việt quốc gia nữa”, nay chúng tôi cũng viết thêm bài tham luận này, sau khi nhận được thư email trên của một đồng môn Luật khoa Sàigon (biết nhau qua email, nhưng chưa một lần gặp mặt) và được đọc các bài tham luận của Luật sư Trần Thanh Hiệp (có quen biết trước đây), Luật sư Lưu Nguyễn Đạt (Chỉ nghe danh), là những bậc thầy và các bài biện luận của Giáo sư Vũ Quốc Thúc, một vị Khoa Trưởng và là một người Thầy khả kính của nhiều thế hệ sinh viên Đại học Luật khoa Sàigòn,là một trong (36-1) nhà trí thức Việt Nam ở hải ngoại đã viết thư ngỏ gửi cho các nhà lãnh đạo đảng cầm quyền và nhà nước trong chế độ đương thời tại Việt Nam. Một bức thư đã gây tranh luận, đúng ra là bị đả kích khá gay gắt, qua các bài viết đôi khi có những ngôn ngữ nặng nề, thiếu văn hóa, có tính lăng mạ, xúc phạm đến nhân cách và nhân phẩm của các vị đồng ký tên trong thư ngỏ này mà lý ra không đáng bị xúc phạm đến như vậy. Đây chính là lý do chúng tôi đã viết bài “Vì lợi ích chống cộng, người Việt quốc gia đừng đánh người Việt quốc gia nữa”.
Thực ra, nội dung Thư Ngỏ chỉ nói lên những vấn nạn nghiêm trọng của Đất nước về đối nội cũng như đối ngoại không chỉ giới trí thức Việt Nam quan tâm mà mọi giới quốc dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước đều quan tâm và có bổn phận phải nói lên, cách này hay cách khác, mối quan tâm này với những người lãnh đạo đảng cầm quyền và nhà nước trong chế độ đương thời, có trách nhiệm phải giải quyết.
Tuy nhiên, lý do bị đả kích chỉ là vì cách thức gửi Thư Ngỏ, đã gửi cho những danh vị lãnh đạo một chính quyền trong một chế độ độc tài đảng trị mà Người Việt Quốc Gia chống cộng từ bao lâu nay không thừa nhận tính chính thống,chính nghĩa, chính đáng, chính danh và hợp pháp trên bình diện pháp lý cũng như thực tế, đối với quốc dân Việt Nam. Cách thức gửi như thế bị những người chống đối coi là mặc nhiên thừa nhận tính chính danh, hợp pháp của chính quyền trong chế độ đương thời tại Việt Nam, mà người Việt Quốc gia chống cộng bao lâu nay đấu tranh nhằm phủ định nó.
Bài tham luận này nhằm góp phần làm sáng tỏ tư cách và danh nghĩa nhà cầm quyền trong chế độ đương thời tại Việt Nam. Bài viết lần lượt trình bầy:
- Nhà cầm quyền trong chế độ đương thời tại Việt Nam có chính thống, chính nghĩa, chính đáng, hợp pháp và chính danh không?
- Phải quan niệm và gọi nhà cầm quyền trong chế độ đương thời tại việt nam như thế nào cho đúng thực chất và thực tế?
- Thư ngỏ của (36-1) nhà trí thức Việt Nam ở hải ngoại có thể biện minh trên cơ sở nào?

* Kết luận.
I/-NHÀ CẦM QUYỀN TRONG CHẾ ĐỘ ĐƯƠNG THỜI TẠI VIỆT NAM CÓ CHÍNH THỐNG, CHÍNH NGHĨA, CHÍNH ĐÁNG, HỢP PHÁP VÀ CHÍNH DANH KHÔNG?
Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng tôi đã tra cứu để tìm hiểu thấu đáo ý nghĩa các từ ngữ qua các tự điển:Hán-Việt của cố học giả Đào Duy Anh do một nhà xuất bản tại Sàigon in lại năm 1996, Anh-Việt Việt-Anh của Gs. Nguyễn Văn Khôn do Đainamco ở Hoa Kỳ ấn hành năm 1987, Việt-Anh của Viện Ngôn Ngữ Học(VNNH) thuôc Trung Tâm Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Quốc Gia do một nhà xuất bản tại Sàigòn ấn hành năm 2002 và The Oxford Modern English Dictionary (OMDE) Tự điển Anh-Việt do Nguyễn Văn Sanh và các cộng tác viên biên soạn, do một nhà xuất bản tại Hà Nội ấn hành năm 2000.
Đồng thời chúng tôi cũng tham khảo hai bài viết của các luật sư Trần Thanh Hiệp và Lưu nguyễn Đạt, các thư biện minh của Gs. Vũ Quốc Thúc. Sau đó đối chiếu, suy luận về mặt ý nghĩa từ ngữ, dẫn chứng thực tế và lịch sử để có câu trả lời cho câu hỏi:
Nhà cầm quyền trong chế độ đương thời tại Việt Nam có chính thống, chính nghĩa, chính đáng,chính danh và hợp pháp hay không?

1.- Có chính thống ?
Chính là phải, ngay thẳng, hợp lệ, hợp pháp, chính đáng (right, just, legitimacy, legality). Chính thống là dòng chính của nhà vua hay môn học hay dòng chính của sự kế thừa (Orthodox: the main line of succession).Tỷ như Chính Thống giáo (Orthodox Church), tự tách ra khỏi giáo hội Công Giáo (Catholic Church), một Giáo Hội do Đấng Cứu Thế thành lập trước khi về Trời theo giáo sử. Vì họ cho rằng giáo phái mình là chính thống so với phái Công Giáo và Tin Lành, vì kế thừa trung thực các nghi thức tế lễ theo đúng truyền thống của giáo hội Thiên Chúa giáo tiên khởi .
Theo ý nghĩa kết hợp từ ngữ này, nhà cầm quyền trong chế độ đường thời tại Việt Nam KHÔNG chính thống. Vì:
- Nó không hội đủ các yếu tính theo ý nghĩa từ ngữ.
- Thực tế Nó không kế thừa và tiếp nối quyền bính chính trị (Political power) một cách cách ngay thẳng và thích đáng theo truyền thống lịch sử dân tộc, mà là cướp đoạt và áp đặt quyền bính chính trị theo phương cách ngoại lai, để cướp chính quyền của cộng sản quốc tế(bạo lực cách mạng vô sản), tách khỏi và chống lại chính quyền chính thống quốc gia kế thừa và tiếp nối quyền bính chính trị theo truyền thống lịch sử dân tộc (Chính quyền chính thống Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa- hội đủ các yếu tính theo ý nghĩa từ ngữ) 

2.- Có chính nghĩa?
chính nghĩa (justices, orthodox principle, just, righteous cause) là có đạo lý chính đáng, là công đạo. Nghĩa là chính nghĩa phải hội đủ tính chính thống, chính đáng, chính danh và hợp pháp.Theo ý nghĩa kết hợp từ ngữ này, nhà cầm quyền trong chế độ đương thời tại Việt Nam hiện nay KHÔNG có chính nghĩa. Vì:
- Nó không hội đủ các yếu tính trên theo ý nghĩa từ ngữ.
- Thực tế chính quyền ấy đã không chính thống,không chính đáng, không chính danh, không hợp pháp, thì không thể có chính nghĩa. Vì trước sau Nó đã không thực hiện công đạo đối với quốc gia, dân tộc và đạo lý đối với nhân dân, là phải hành xử quyền bính chính trị đối nội cũng như đội ngoại như là một công bộc lương hảo, ăn lương của dân, hành xử quyền bình phục vụ nhân dân,để thành đạt lợi ích tối thượng cho đất nước, dân tộc, vì hạnh phúc thực sự của nhân nhân.
Nói cách khác, đó là một chính quyền trong một chế độ phản dân chủ, phản dân tộc và phản dân hại nước, không đáp ứng được mọi ước nguyện chính đáng của nhân dân nên bị coi là phi chính nghĩa (injustices), không được nhân dân ủng hộ, tự giác chấp nhận và tự nguyên chấp hành, nên phải luôn luôn dùng bạo lực (quân đội, công an) để trấn áp mọi sự phản kháng của nhân dân, buộc nhân dân phải tuân hành mọi mệnh lệnh, thực hiện mọi chủ trương chính sách của chính quyền, dù trái lòng dân, hại cho đất nước.
Nó hoàn toàn trái ngược với chính quyền trong chế độ dân chủ Việt Nam Cộng Hòa trước đây, vừa chính thống,lại có chính nghĩa; cũng như cuộc đấu tranh chống cộng vì mục tiêu dân chủ hóa đất nước tiếp nối 36 năm qua của người Việt quốc gia hay là người Việt Nam không cộng sản trong cũng như ngoài nước, là có chính nghĩa. Vì có chính nghĩa, nên dù trong điều kiện tương quan lực lượng không cân sức với chính quyền trong chế độ đương thời tại Việt Nam, nhưng người Việt quốc gia vẫn kiên trì đấu tranh vì tin tưởng vào sự tất thắng của chính nghĩa đấu tranh: chính nghĩa tất thắng phi nghĩa ((Justice triumphs over injustice)
Nó phi chính nghĩa, vì trước sau chính quyền trong chế độ hiện nay, chỉ phục vụ cho lợi ích của một tập đoàn thống trị độc quyền (đảng Cộng sản Việt Nam) với một chính quyền chuyên chế (chuyên chính hay độc tài vô sản) trong một chế độ độc tài toàn trị (xã hội chủ nghĩa ngụy nghĩa)phi dân tộc, phản dân chủ, chỉ biết cấu kết và phục vụ lợi ích ăn chia với ngoại bang (với Nga, Tầu và quốc tế cộng sản trong thời kỳ chiến tranh ý thức hệ; với tư bản nước ngoài thời hậu Chiến Ttranh lạnh, thời kỳ mở cửa cho đến hôm nay…); sẵn sàng hy sinh quyền lợi đất nước, dân tộc và hạnh phúc của nhân dân cho những lợi ích trên (Cắt đất nhượng biền, hợp đồng khai thác rừng đầu nguôn, Beauxit với Tầu cộng, nhận hối lộ ký các hợp đồng đầu tư với tư bản nước ngoài bất lợi cho quốc gia về an ninh quốc phòng cũng như về kinh tế…)

3.- Có chính đáng?
Chính đáng (righteous,rightful,legitimate,honest,fair,duty,legit…)là đúng đắn không trái lẽ, trái luân thường đạo lý, trái luật, trái ý dân trong một chế độ dân chủ pháp trị…. Theo ý nghĩa kết hợp từ ngữ này, nhà cầm quyền trong chế độ hiện nay tại Việt Nam KHÔNG chính đáng. Vì
- Nó không hội đủ các yếu tính trên theo ý nghĩa từ ngữ.
- Trên thực tế, sự tiếm quyền bính chính trị và hành xử chính quyền ấy không có tính chính thống, không chính nghĩa,không chính đáng, không hợp pháp,và không chính danh. Do đó, chính quyền ấy trước sau vẫn không đáp ứng được những nguyện vọng chính đáng (legitimate aspirations) của nhân dân (độc lập dân tộc,dân chủ, dân quyền,dân giầu, nước mạnh, dân sinh hạnh phúc…), không bảo vệ được các quyền lợi tối thượng của đất nước và dân tộc trước họa ngoại xâm: xâm lấn lãnh thổ, xâm thực kinh tế của ngoại bang và không làm cho đất nước phát triển toàn diện đến phú cường và văn minh tiến bộ theo kịp đà tiến hóa chung của nhân loại.

4.- Có hợp pháp?
Hợp pháp là thích đáng với pháp luật(legal,legality, Legitimate,lawful), là hành động phù hợp với pháp luật (a lawful act)… Theo ý nghĩa kết hợp từ ngữ này, nhà cầm quyền trong chế độ đương thời tại Việt Nam KHÔNG hợp pháp. Vì
- Nó không hội đủ các yếu tính theo ý nghĩa từ ngữ.
- Trên thực tế, chính quyền ấy đã chiếm quyền bằng bạo lực,duy trì bằng bạo lực, vi phạm luật pháp quốc tế (vi phạm Hiệp Định Geneve 1954 và Hiệp định Paris 1973 ) khi xua quân cưỡng chiếm Miền Nam, vùng đất thuộc chính quyền chính thống Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa. Sau đó không phải do dân mà có, từ dân mà ra, mà dùng bạo lực áp đặt và duy trì một chính quyền trong một chế độ chính trị trái với ý muốn của toàn dân (chế độ Xã hội Chủ nghĩa nguy nghĩa). Trong khi cả hai Hiệp Định vừa kể đều qui định rõ việc thống nhất đất nước phải diễn ra một cách hòa bình, không bên nào được dùng võ lực thôn tính bên nào.
(Hiệp định Geneve 20-7-1954: Thống nhất đất nước trong một chế độ chính trị thông qua Tổ chức Tổng tuyển cử, quốc gia nào được lòng dân bằng các cuộc cải cách sáng suốt và cấp tiến sẽ có hy vọng tồn tại
(Hiệp Định Paris 27-1-1973: Điều 15:Việc thống nhất nước Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hòa bình trên cơ sở bàn bạc và thỏa thuận giữa Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam, không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào và không có sự can thiệp của nước ngòai. Thời gian thống nhất sẽ do Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam thỏa thuận.
Trong khi chờ đợi thống nhất:
a) Giới tuyến quân sự giữa hai miền tại vĩ thuyến thứ mười bẩy chỉ là tạm thời và không phải là một ranh giới về chính trị hoặc về lãnh thổ, như quy định trong đọan 6 của Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Giơ-ne-vơ năm một nghìn chín trăm năm mươi tư.
b) Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam sẽ tôn trọng khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến quân sự tạm thời.
c) Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam sẽ sớm bắt đầu thương lượng nhằm lập lại quan hệ bình thường về nhiều mặt. Trong các vấn đề sẽ được thương lượng, có vấn đề thể thức đi lại dân sự qua giới tuyến quân sự tạm thời.
d) Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam sẽ không tham gia bất cứ liên minh quân sự hoặc khối quân sự nào và không cho phép nước ngòai có căn cứ quân sự, quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự trên đất mình, như Hiệp định Giơ-ne-vơ năm một nghìn chínm trăm năm mươi tư về Việt Nam quy định.”
Mặc dầu sự tiếm quyền bằng hành động vi phạm trắng trợn các Hiệp ước có bảo đảm quốc tế như vậy, nhưng quốc tế làm ngơ, Hoa Kỳ phủi tay, để cho một chính quyền trong chế độ đương thời tại Việt Nam tiếm quyền bất hợp pháp tồn tại 36 năm qua, và mặc nhiên hợp thức hóa sau khi thâu nhân Quốc gia Việt Nam có chế đô này vào Tổ Chức Liên Hiệp Quốc.
Và như thế chính quyền trong chế độ hiện nay tại Việt Nam đúng ra phải bị coi là bất hợp pháp trên bình diện pháp lý đối với quốc dân Việt Nam cũng như trước cộng đồng thế giới. Thế nhưng thực tế lại được coi là hợp pháp theo quốc tế công pháp. Vì sao lại có sự nghịc lý, bất công này? Vì quốc tế là ai, Luật pháp quốc tế do ai, của ai và vì ai?
Câu trả lời ngắn gọn: Quốc tế cụ thể là những cường quốc cực hợp thành trung tâm quyền lực thế giới có sức khuynh đảo và định hướng phát triển thế giới trong mọi thời đại. Luật pháp quốc tế do Họ làm ra, của Họ nên có toàn quyền giải thích luật pháp, vận dụng vào thực tiễn theo ý chí chủ quan của Họ, vì quyền lợi trước hết cho chính Họ.

5.- Có chính danh?
Theo tự điển Hán-Việt của học giả Đào Duy Anh,Chính danh là “một nguyên tắc về chính trị, gốc ở Khổng Tử, ví như gọi là vua thì phải đúng đạo vua, gọi là quan thì đúng đạo quan…”.Còn theo tự điển Việt-Anh của Gs. Nguyễn Văn Khôn, chính danh dịch là “True name”, nghĩa là “tên thật” khác “tên giả” hay ngụy danh (false name).Trong khi tự điển Việt-Anh của Viện Ngôn Ngữ Học Việt Nam thì không thấy dịch “Chính danh” mà chỉ dịch từ “Chính” (main,just, right, righteous).Như vậy, theo thiển ý, Chính danh có thể hiểu theo ý nghĩa chính trị , hay ý nghĩa từ ngữ thông thường. Nói cách khác có thể hiểu “Chính danh” theo nghĩa đen, nghĩa hẹp hay nghĩa bóng, nghĩa rộng.
- Nếu hiểu theo ý nghĩa chính trị, hay nghĩa bóng, nghĩa rộng thì một chính quyền “Chính danh” phải hội đủ các yếu tính: Chính thống, chính nghĩa, chính đáng và hợp pháp. Như khi Ls. Nguyễn Lưu Đạt chuyển dịch từ ngữ “chính danh” qua Pháp ngữ là “Légalité” (cũng có nghĩa là hợp pháp) đã lý giải “có chính danh [légalité] là một chính quyền hợp lệ, hợp pháp, xuất xứ từ một truyền thống hay một trạng thái chuyển nhượng pháp định
- Nếu hiểu theo ý nghĩa từ ngữ thông thường hay nghĩa đen, nghĩa hẹp, thì “Chính danh” là tên thật (True name) trái với “ tên giả”(false name) hay ngụy danh của một cá nhân, một đoàn thể, một vật hay một sự vật. Nói theo ý nghĩa từ ngữ triết học, thì “Chính danh” là một thể thống nhất giữa hiện tượng (phenomenon) bên ngoài và bản chất (essence, substance, nature) bên trong của sự vật.
Theo ý nghĩa kết hợp từ ngữ này, nhà cầm quyền trong chế độ đương thời tại Việt Nam KHÔNG chính danh.
- Nó không hội đủ các yếu tính theo ý nghĩa của từ ngữ theo nghĩa bóng, nghĩa rộng cũng như nghĩa đen, nghĩa hẹp.
- Trên thực tế, theo nghĩa hẹp, nghĩa đen Nó đã không thực hiện đúng danh xưng “Cộng hòa Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam”. Vì thực tế chủ quyền quốc gia không thuộc về toàn dân (như ý nghĩa từ ngữ Cộng hòa) mà thuộc về đảng cầm quyền độc tôn, độc quyền (ngụy danh Đảng Cộng sản Việt Nam).Việt Nam cũng không hề có một xã hội “Xã hội chủ nghĩa” hay phấn đấu thực hiện hình thái xã hội này theo đúng lý tưởng và lý luận của chủ nghĩa cộng sản (một xã hội không còn cảnh người bóc lột người, tuy còn giai cấp, nhưng mọi người sống với nhau trong tình hữu ái, mọi người lao động theo năng lực, hưởng thành qua theo sức lao động bỏ ra…).
Thực tế là giai cấp cán bô đảng viên cộng sản (ngụy danh) đã gặt hái thành quả trên lưng người khác, độc quyền hưởng lợi trên sức lao động của nhân dân. Họ làm giầu, có nhiều của cải vật chất thực tế không phải do chính sức lao động của họ, mà do chức quyền, quyền uy đem lai. Như vậy là cả đảng độc quyền và chế độ độc tài đương thời đều không chính danh theo đúng ý nghĩa từ ngữ này. Chính vì vậy mà tiêu đề và trong cả bài viết này, chúng tôi đã viết các nhà lãnh đạo Đảng cầm quyền và nhà nước chế độ đương thời tại Việt Nam” mà không viết“ Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam và nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (Ngụy danh, ngụy nghĩa)
(Còn tiếp)

No comments:

Post a Comment