Trúc Giang MN
MởbàiTam giác quỷ (Devil's Triangle) vùng Bermuda được nhắc tới liên tục trong một thời gian dài, xem như một vùng biển có nhiều bí ẩn, tạo ra sự mất tích kỳ bí, khôngđể lại một dấu vết nào, khi tàu bè và phi cơ qua vùng biển đó.
Đã có hơn 30 phi cơ, 100 tàu biển và 1,000 người mất tích một cách khó hiểu, cho nên người ta gọi đó là Tam Giác Quỷ.
Nhiều giả thuyết được đưa ra, như có cái Lổ Đen (Black Hole) giống như cái phểu, cuốn hút tàu bè và phi cơ xuống đáy biển. Những người giàu tưởng tượng cho rằng, có người ngoài hành tinh đến địa cầu, (UFO=Unidentified Flying Object) sống dưới đáy biển, đã bắt cóc tàu bè và phi cơ. Cũng có người tưởng tượng ra rằng đã có một bát quái trận đồ ở vùng biển trong khu vực hình tam giác đó.
1* Sự mất tích khó hiểu của chuyến bay 19
Ngày 5-12-1945, chuyến bay 19 gồm 5 máy bay ném ngư lôi loại TBM Avenger của Hải quân Hoa Kỳ đã biến mất trong một chuyến bay huấn luyện, mang theo 14 thành viên của đội bay. Liền sau đó, chiếc thủy phi cơ truy tìm và cứu hộ với 13 người cũng mất tích sau 20 phút cất cánh tại vùng biển đó.
Tất cả phi cơ và phi hành đoàn đều mất tích, không để lại một dấu vết nào cả.
Tóm tắt vụ việc:
Lúc 2 giờ 30 xế trưa, từ phi trường trong căn cứ Hải quân Fort Lauderdale, Florida, 5 chiếc máy bay cất cánh thi hành một công tác huấn luyện, dưới quyền chỉ huy của Đại úy Charles Carroll Taylor. Máy móc đuợc kiểm tra kỹ lưỡng và tất cả đều tốt, sẵn sàng cho công tác.
Phi công là những huấn luyện viên đầy đủ kinh nghiệm như Đại úy E.J. Powers, Đại úy George W. Stivers, Trung úy Robert J. Gerber và Thiếu úy Joseph T. Bossi.
Sau khi thực hiện xong phần một của chương trình, đến 4 giờ chiều thì các máy bay bị mất phương hướng do thời tiết xấu, và do la nàn nhảy loạn xạ.
Đại úy Taylor báo cáo sự bất thường của thị giác khi bị mất tích. Đó là thấy "nước trắng", "đại dương không giống như mọi khi" và kim la bàn nhạy loạn xạ. Và liền sau đó, liên lạc vô tuyến bị mất.
Đến 7 giờ 30 tối, một chiếc thủy phi cơ với 13 nhân viên được phái đi tìm 5 phi cơ mất tích. Và sau 20 phút cánh cánh, chiếc phi cơ cứu hộ cũng mất tích luôn.
Các tàu của Hải quân Phòng vệ ven biển đã tích cực tìm kiếm những người bị mất tích, đã cày nát một vùng rộng 250,000 dặm vuông trong suốt 5 ngày mà không tìm thấy một dấu vết nào cả.
Báo cáo của Thanh tra HQ kết luận rằng chuyến bay 19 bị mất phương hướng và rơi xuống biển vì hết xăng.
Nhiều người không đồng ý với kết luận đó. Vì 5 phi công là những huấn luyện viện nhiều kinh nghiệm và việc vô lý là cả 5 chiếc máy bay đều mất tích cùng một lúc, hơn nữa, chiếc phi cơ cứu hộ cũng mất tích luôn, vì phi cơ cứu hộ có thể nổi và chạy trên mặt nước.
Những suy đoán và giả thuyết đã tạo ra truyền thuyết về Tam Giác Quỷ Vùng Biển Bermuda.
Trong những năm sau đó, những vụ mất tích kỳ lạ tăng lên rõ rệt. Các thông cáo về máy bay mất tích ở vùng biển Bermuda được đưa lên hầu như liên tục.
Tam giác Quỷ được nhắc tới, làm đề tài cho phim ảnh và có hơn 5 cuốn sách viết vềTam Giác Quỷ Vùng Biển Bermuda.
Có hơn 30 máy bay và hàng trăm tàu thuyền mất tích ở vùng biển nầy.
2* Tam giác quỷ vùng biển Bermuda
Tam giác quỷ vùng biển Bermuda là vùng biển của quần đảo Bermuda ở phía Tây Nam của Đại Tây Dương, nằm xa ngoài khơi phiá đông của Hoa Kỳ, song song với các bang North và South Carolina, cách Miami, Florida khoảng 1,770 Km.
Quần đảo nầy nổi tiếng do những sự kiện được cho là bí ẩn, trong đó máy bay, tàu thủy và thủy thủ đoàn, hành khách đã biến mất không để lại dấu tích nào cả. Cho đến nay, vẫn còn một số câu hỏi chưa được giải thích rõ ràng. Vì thế, nó trở thành đề tài của những tác phẩm văn học và phim ảnh.
2.1. Quần đảo Bermuda
Quần đảo Bermuda gồm 138 đảo nhỏ, nhiều đảo san hô và có đá ngầm. Có khoảng 20 đảo có người ở.
Diện tích : 53.3 Km2
Thủ đô: Hamilton
Ngôn ngữ: Tiếng Anh
Chế độ: Lãnh thổ hải ngoại của nước Anh
Quân chủ: Nữ hoàng Elizabeth II
Thốngđốc: Sir John Vereker
Thủtướng: Ewart Brown
Dân số: 67,163 người
Lợi tức đầu người: 76,163 USD/năm (2005) (Hạng nhất thế giới)
Nguồn lợi chính là du lịch.
3* Những biến cố trong vùng "Tam giác quỷ"
3.1. Biến cố về phi cơ
Năm 1945
Ngày 5-12-1945, chuyến bay 19 với 14 thành viên và chiếc phi cơ cứu nạn 13 người, tất cả đều mất tích, không để lại dấu vết nào cả.
Năm 1947
Chiếc phi cơ Superfort không trở về sân bay xuất phát.
Ngày 3-7-1947, chiếc C-54 (DC-4) Sky Master là phi cơ vận tải thứ lớn của Không quân Hoa Kỳ, với phi hành đoàn gồm Thiếu tá Ralph B. Ward và 5 thành viên, cất cánh từ Bermuda đi Florida. Phi cơ được ghi nhận lần sau cùng cách Bermuda 100 dặm, sau đó, mất liên lạc và biến mất.
Năm 1948
Ngày 30-1-1948, chiếc Star Tiger, phi cơ hành khách của hảng British South American Airways, với phi hành đoàn 6 người và 25 hành khách bị mất tích trên đường bay từ phi trường Santa Maria (HK) đến phi trường Kinley Field của Bermuda.
Ngày 28-12-1948, chiếc Douglas DC-3 với phi hành đoàn 3 người và 29 hành khách đã biến mất trên đường bay từ San Juan nước Puerto Rico đến Miami, Florida. Không tìm thấy một vết tích nào của chiếc phi cơ và 32 người trên đó.
Năm 1949
Ngày 17-1-1949, chiếc Star Ariel, phi hành đoàn 4 người và 13 hành khách rời phi trường Kinley Field của Bermuda đi đến phi trường Kingston của Jamaica. Phi công J.C. McPhee được thông báo là thời tiết rất tốt cho nên quyết định bay ở cao độ cho thuận lợi hơn. Lúc 9 giờ 42, McPhee báo cáo về căn cứ lần thứ hai rồi sau đó hoàn toàn biệt tích.
Năm 1954
Ngày 30-10-1954, chuyến bay 441 cất cánh từ Patuxen River để đến Lajes Azore. Phi công là Đại úy Leonard, một người được huấn luyện rất kỹ và có nhiều kinh nghiệm bay khi có bão.
Tín hiệu sau cùng nghe rất yếu và mất hẳn ở vị trí cách bờ biển 400 dặm.
Chuyến bay 441 mất tích một các lạ thường nhất thế giới, đó là nó chớ 111 áo phao, 46 bộ đồ bơi, 660 cái ly giấy và 5 chiếc bè cứu hộ. Đó là những vật nổi trên mặt nước. Nếu phi cơ bị nổ trên không, thì những vật đó sẽ được tìm thấy trên mặt biển. Nhưng những vật nổi đó cũng biến mất cùng với phi cơ.
Năm 1956
Ngày 9-11-1956, một chiếc thủy phi cơ Martin Marlin tuần tra ven biển, cất cánh từ căn cứ Hải quân HK Great Sound của quần đảo Bermuda thuộc Anh quốc. Phi công là Đại úy Chuck Patterson thực hiện nhiệm vụ thường xuyên là đi tuần tra ven biển một đoạnđường dài 300 dặm ở phía Bắc Bermuda. Phi hành đoàn 9 người.
Khi phát hiện một chiếc tàu, phi cơ hạ thấp xuống để nhận diện, thì đó là chiếc tàu Captain Lyras. Lúc đó đúng 9 giờ 42 phút tối. Thủy thủ trên tàu nhận ra tiếng ồn ào rất lớn trên đầu họ và thấy cái ngôi sao trắng, dấu hiệu của Hoa Kỳ, dưới cánh phi cơ. Sau đó, phi cơ đâm đầu xuống biển và bốc cháy.
Báo cáo kết luận"Lý do không thể xác định được".
Năm 1961
Ngày 14-10-1961, sự mất tích kỳ lạ của chiếc B-52 Sky Shield II, là phi cơ ném bom và tiếp tế nhiên liệu trên không. Cùng với 5 chiếc B-52 khác thực hiện một phi vụ diễn tập bí mật trên vùng biển Bermuda. Tất cả cất cánh từ phi trường Seymur Johnson trong căn cứ Không quân ở bang North Carolina.
Phiđội bay từng cặp 2 chiếc, thực hiện tiếp tế xăng dầu trên không cho 3 chiếc KC-135 Stratotankers. Trong chuyến bay, bổng nhiên một chiếc B-52 bị mất tích một cách rất kỳ lạ. Vì đó là thời kỳ chiến tranh, nên tin tức không phổ biến ra ngoài.
Trong cuốn sách tựa đề Rescue at Sea, thuyền trưởng HQ Phòng vệ ven biển, John Waters là tác giả, đã tham dự vào công tác tìm kiếm chiếc B-52 mất tích. Ông đã truy tầm hồ sơ và mô tả:
Trong thời gian từ 9 giờ đến 9 giờ 30, 6 phi hành đoàn nghe thuyết trình, biết thời tiết tốt. Những chiếc B-52 đã được kiểm tra kỹ lưỡng và sẵn sàng cất cánh. Lúc 4 giờ 15 chiều, 2 chiếc Pogo 13 và 22 còn nhìn thấy nhau, tuy thỉnh thoảng bịmây che khuất. Nhưng bổng nhiên, một bất ngờ xảy ra, là chiếc 22 biến mất một cách âm thầm, nghĩa là không thấy cháy, không nghe tiếng nổ và không có gió xoáy hoặc giông bão.
Cuộc tìm kiếm được thực hiện ở một diện tích rộng 280,00 dặm vuông trên biển, rộng gấpđôi diện tích của bang California.
Năm 1962
Ngày 27-5-1962, chiếc C-133 rời phi trường Dove, Delaware bay đến Azores. Phi công là James Allen Higgins báo cáo về căn cứ lúc 9 giờ 25 phút 50 giây, cho biết tất cả đều tốt. Và liền ngay sau đó, phi cơ bị mất tích.
Lực lượng Phòng vệ ven biển tiến hành việc tìm kiếm ngay sau đó, nhưng không thu thậpđược dấu vết nào cả. Báo cáo kết luận "Không có dấu hiệu nào cho thấy có vụnổ xảy ra" Phi cơ mất tích cách bờ biển South May 25 miles.
Năm 1963
-Ngày 28-8-1963, hai chiếc phi cơ KC-135 Stratotankers của KQ/HK đụng vào nhau trên vùng trời Bermuda. Sự việc làm cho huyền thoại về Tam Giác Quỷ được nhắc tới luôn.
-Ngày 22-9-1963, chiếc C-133 đã mất tích trên cùng một đường bay và cùng một địađiểm của 2 chiếc C-133 đã mất tích ngày 27-5-1962 trước kia, là 25 miles cách bờbiển.
Phi công Dudley Connolly báo cáo về căn cứ, tín hiệu rất yếu, không nghe được rồi mất liên lạc luôn.
Hồsơ cho biết, chiếc C-133 chở những kiện hàng nặng 48,593 pounds và 88,000 pounds dầu xăng.
Không có lời giải thích nào về sự mất tích của chiếc C-133 nầy, cho nên càng có nhiềuđồn đoán vể Tam giác quỷ Bermuda.
Năm 1965
Ngày 5-6-1965, chiếc vận tải cơ C-119 bị mất tích trên bầu trời Bermuda trong một nhiệm vụ chở phụ tùng máy bay. Liên lạc vô tuyến báo cáo về căn cứ ở Miami, nhưng Miami không bắt được, trái lại, New York lại bắt được. New York cách đó 1,300 miles.
Nổlực tìm kiếm không mang lại kết quả nào cả.
Năm 1970
Chuyện tưởng tượng về chuyến bay Boeing 727
Tác giả Ivan T. Sanderson viết quyển Invisible Residents: The Reality of Underwater UFOs. (UFO=Unidentified Flying Object) nói về người ngoài trái đất sống dưới đáy biển, đã tường thuật chuyến bay Boeing 727 của hảng National Airlines đã xảy ra biến cố khi chuẩn bị đáp xuống. Đó là chiếc Boeing đã biến mất trên màn hình Radar 10 phút. Và thình lình xuất hiện trở lại và đáp xuống an toàn trên phi trường Miami. Nhưng tất cả các đồng hồ từ phi công cho đến hành khách đều chạy chậm lại 10 phút, là thời gian đã biết mất trên màn Radar.
Vì tác giả Sanderson không nêu những chi tiết để kiểm chứng, như là chuyến bay sốmấy, ngày nào, phi công và nhân chứng là những ai... cho nên, lời tường thuật của Sanderson được xem là hoàn toàn do tưởng tượng.
3.2. Biến cố về tàu thuyền ở vùng biển Bermuda
Năm 1843
Ngày 15-3-1843, chiếc tàu Hải quân USS Grampus được cho là bị chìm, mất tích ngoài khơi bang South Carolina.
Năm 1918
Ngày 4-3-1918, chiếc USS Cyclops của Hải quân Hoa Kỳ dưới quyền chỉ huy của Phó đề đốc G.W. Worley, đã mất tích mang theo 309 người trên tàu. Tàu rời đảo Barbados trên đường đến Maryland, mất tích không để lại một dấu vết nào cả. Đây là một sựmất mát về mạng người to lớn nhất trong lịch sử HQ/HK.
Nhiều dự đoán được đưa ra như: tàu gặp bão, bị lật úp mà chìm, cũng có giả thuyết cho rằng tàu bị kẻ địch bắt cóc vì đó là thời kỳ Chiến tranh Thế giới II.
Năm 1921
Ngày 31-1-1921, chiếc thuyền buồm Carroll A. Deering, thuyền trưởng là W.B. Wormell, chiếc thuyền được tìm thấy bị mắc cạn trên bờ, bỏ trống, không còn bóng người nào cả. Đó là vị trí của Cape Hattera, North Carolina.
Năm 1925
Ngày 24-4-1925, tàu chở hàng Nhật Bản chiếc Raifuku Maru bị xem là đã mất tích ởphía Tây Bahama. Bức điện vô tuyến cuối cùng có nội dung "Nguy hiểm như lưỡi dao, hãy đến nhanh, chúng tôi không còn chạy trốn được nữa".
Ngày 1-12-1925, chiếc USS Catopaxi, thuyền trưởng tên Meyers, tàu rời South Carolinađi Havana, Cuba. Tàu mất tích với toàn thể thủy thủ, sau khi báo cáo bằng Radio là tàu gặp bão và sắp chìm.
Ngoài ra, còn có hơn 10 chiếc tàu thuyền lớn nhỏ đã chìm trong tam giác Bermuda từ năm 1963 đến năm 2000.
3.3. Về chiếc tàu Marine Sulphur Queen
Ngày 2-12-1963, chiếc Marine Sulphur Queen biến mất mang theo 39 thủy thủ. Cuộc đàm thoại vô tuyến cuối cùng cho biết tàu ở phiá tây của Key West, tức là ở ngoài vùng Tam giác Bermuda. Tàu chở 15,260 tấn lưu hùynh lỏng. Theo tài liệu, vài tháng trước đó, tàu nầy bị hư phải sửa chữa.
Tàu nhổ neo rời Beaumont, Texas, liên lạc sau cùng vào lúc 1 giờ 30 ngày 4-2-1963. Theo thời gian dự tính, thì tàu phải đến cảng Norfold, Virginia vào ngày 7-2-1963, nhưng nó không đến được.
Cuộc tìm kiếm trong vòng 350,000 dặm vuông trong 6 ngày và chỉ tìm thấy một số ít vật liệu nhỏ như phao bơi, áo vest cứu hộ.
Rõ ràng là tàu chìm. Nguyên nhân không được xác định.
4* Những giả thuyết
4.1. Sóng âm thứ
Giảthuyết nầy cho rằng "ma quỷ" ở đây là Sóng âm thứ có thể truyền đi rất xa. Con người không nghe được, nhưng nhận thấy những hiện tượng do nó tạo ra.
Loại sóng nầy tác hại đến khí quản, làm rối loạn tinh thần và sau cùng là giết người không thấy máu.
Nếu như tần số rung của Sóng âm thứ thấp hơn 16 lần trong một giây, thì sự phá hoại của nó to tát vô cùng, có thể làm gảy thân tàu, thuyền, cột buồm và máy bay.
Giải thích rằng:
Vùng Bermuda có vòng xoáy của 2 con nước nước chạy ngược kim đồng hồ, tạo ra Sóng âm thứ. Sóng nầy được truyền trong nước với tốc độ 6,000 Km/giờ, do đó, dù cho biển lặng sóng yên, nhưng trên mặt nước có bão. Tàu thuyền đi qua đó bị tấn công và tai nạn xảy ra.
Những xác tàu, thuyền và phi cơ đi về đâu?
Giảthuyết cho rằng chúng bị cuốn xuống đáy biển.
Dướiđáy biển vùng nầy có một toà kim tự tháp cạnh đáy dài 300 met, cao 200 m. Kim tựtháp có những lổ to, nước biển tràn qua đó (?) với tốc độ rất lớn (?), sóng biển vổ dồn dập, mặt biển có sương mù dày đặc, tàu bè qua đó bị cuốn xuống đáy biển.
Giảthuyết nầy không thuyết phục, có vẻ thần thoại không giải thích được.
4.2. Giả thuyết 2
Hiện tượng "Nước trắng"
Trong chuyến bay 19, Đại úy Taylor báo cáo đã thấy "Nước trắng" và kim la bàn nhảy loạn.
Hiện tượng nước trắng được cho là đã có xảy ra ở vùng biển Bahama. Nhà nghiên cứu vềAtentis, tiến sĩ Jim Richardson cho là đã dùng thủy phi cơ đáp xuống giữa vùng nước trắng để lấy mẫu nước. Sau phân tích, đã xác định có một vài chất từ trong ruột quả đất đã trào lên qua những khe hở dưới đáy biển qua những hoạt dộng của núi lửa chẳng hạn, trong đó, nồng độ cao bất thường của chất lưu huỳnh.
4.3. Giả thuyết 3
Về từ trường
Giảthuyết cho rằng hiện tượng kim la bàn nhảy loạn là do tình trạng từ trường bất thường ở vùng biển Bermuda.
Nhưng giả thuyết nầy bị bác bỏ bởi Dự Án Project Magnet của Hải quân Hoa Kỳ. Dự án khảo sát từ trường trên toàn cầu suốt 20 năm. Giám đốc Dự án là ông Henry P. Stockard cho biết:"Chúng tôi đã đi qua khu vực nầy hàng trăm lần, nhưng chưa bao giờ thấy có sự bất thường về sức hút của nam châm ở vùng biển Bermuda cả".
4.4. Giả thuyết 4
Methane Hydrate và phụt khí
Một số khoa học gia về địa chất từ Nhật, Đức và Hoa Kỳ đã tìm thấy một trữ lượng rất lớn khí methane trong vùng tam giác Bermuda. Vì dưới đó có một mỏ than đã bịchìm từ lâu, nên khí methane có thể bốc lên, có thể là nguyên nhân làm cho tàu thuyền biến mất không còn dấu vết.
Giải thích như sau.
Đó là methane tụ lại thành từng mảng giống như những tảng băng dưới đáy biển và do một thay đổi đột ngột, ví dụ như động đất chẳng hạn, thì khí methane phụt lên, làm giảm tỷ trọng của nước, khiến cho tàu thủy và tàu ngầm bị giảm đi lực đẩy nhanh chóng và mạnh đến nổi phải chìm xuống đáy biển.
Hiện tượng nầy gọi là phụt khí.
Sau chuyến bay 19, nhiều nhân chứng cho biết đã thấy một vụ nổ trên trời. Có thể là khí methane đã bốc lên và bắt cháy tại các động cơ của máy bay.
Thếnhưng, cho đến nay, chưa có manh mối nào về việc khí methane bốc từ mặt biển lên tới độ cao của phi cơ cả.
4.5. Những giả thuyết khác
* Về Lổ đen
Có giả thuyết cho là ở vùng biển Bermuda có một cái "Lổ đen" (Black hole) giống như cái phễu, tàu bè qua đó bị cuốn hút xuống đáy biển.
* Về UFO (Unidentified Flying Object)
Nhiều người cho rằng có những người ngoài hành tinh sống dưới đáy biển, đã bắc cóc những tàu thuyền qua lại trong khu vực đó.
* Bát quái trận đồ
Người giàu tưởng tượng cho rằng một bát quái trận dồ đã được thiết lập khi vùng nầy khi còn là dãi đất liền, nhưng nó vẫn còn tồn tại bởi vì người lập ra chưa phá giải nó.
5* Tìm thấy xác chuyến bay 19
Năm 1986, một mảnh vở của loại phi cơ Avenger được tìm thấy ngoài khơi Florida trong một cuộc tìm kiếm mảnh vở của phi thuyền con thoi Challenger rớt xuống Đại Tây Dương.
Mảnh vở nầy không phải là của phi cơ trong chuyến bay 19. Nhưng vì từ năm 1942 đến 1946, trung tâm huấn luyện Fort Lauderdale đã bị mất 94 chiếc phi cơ, kể cảchuyến bay 19.
Năm 1991, xác của 5 chiếc phi cơ trong chuyến bay 19 đã được tìm thấy ở ngoài khơi Florida.
6* Xoá tan huyền thoại
Khám phá của vệ tinh ESA
Ngày 21-7-2004 một tiết lộ của vệ tinh ESA đã xoá bỏ những huyền thoại về Tam Giác Quỷ ở vùng biển Bermuda.
Đó là đã phát hiện con sóng cao bằng toà nhà cao 10 tầng đã đánh chìm những chiếc tàu đi qua đó.
Thời tiết khắc nghiệt đã nhận chìm hơn 200 tàu thuyền lớn, dài hơn 200 mét trong 2 thập niên vừa qua. (Tính từ năm 2004). Con sóng quái ác được cho là nguyên nhân chính gây ra những vụ tàu chìm.
Vào tháng 2 năm 1995, chiếc du thuyền Elizabeth II gặp phải một con sóng cao 29 mét trong một cơn bão ở phía Bắc Đại Tây Dương.
Thuyền trưởng Ronald Warwick mô tả lại nó là một cột sóng giống như một bức tường thẳngđứng vĩ đại.
Trong tuần lễ giữa cuối tháng hai, đầu tháng ba, hai chiếc du thuyền Bremen và Caledonian Star đã bị cột sóng cao 30 mét ở phía nam Đại Tây Dương đánh bể khung cửa kính của du thuyền. Hai biến cố xảy ra ở hai nơi cách xa nhau gần 1,000 Km.
Những cột sóng thẳng đứng quái ác đó đã đánh chìm những con tàu kém may mắn và vô phước gặp phải nó.
Nhưng lý do không được tìm hiểu thấu đáo, mà chỉ ghi là "do thời tiết xấu".
Vào ngày 1-1-1995, dàn khoan dầu ngoài khơi Biển Bắc bị con sóng cao 12 mét đánh sập.
Đài Radar Biển Bắc ghi lại đã có 466 con sóng quái ác như thế trong thời gian 12 năm.
Đa số những chiếc tàu chỉ cao tối đa là 15 mét cho nên dễ bị là nạn nhân của những con sóng quái ác đó.
Một nhóm chuyên viên ghi nhận rằng đã có hơn 10 con sóng cao hơn 25 mét chung quanh quả địa cầu, có khả năng nhận chìm tàu bè vô phúc gặp phải nó.
Hơn nữa, thời tiết ở Bermuda thay đổi bất thường, không có thể đoán trước được. Gió xoáy, sóng thần, bão biển thường xảy ra và nhanh chóng tan biến cho nên nhiều lúc vệ tinh không ghi nhận được.** Sóng thần có ảnh hưởng đến tàu bè thì có lý, thế nhưng những chiếc phi cơ của chuyến bay 19 tận trên trời cao thì sao?
Trúc Giang
Minnesota ngày 8-11-2011
No comments:
Post a Comment