Saturday, December 31, 2011

* Chúc Mừng Năm Mới


Vừa đủ HẠNH PHÚC để giữ tâm hồn được ngọt ngào.
Vừa đủ THỬ THÁCH để giữ mình luôn kiên cường.
Vừa đủ MUỘN PHIỀN để thấy mình thật sự là một con người.
Vừa đủ HI VỌNG để thấy mình Hạnh Phúc.
Vừa đủ THẤT BẠI để giữ mình mãi khiêm nhường.
Vừa đủ THÀNH CÔNG để giữ mình mãi nhiệt tâm.
Vừa đủ BẠN BÈ để bớt cảm giác cô đơn.
Vừa đủ VẬT CHẤT để đáp ứng các nhu cầu cuộc sống.
Vừa đủ NHIỆT TÌNH để có thể chờ đợi trong hân hoan.
Vừa đủ NIỀM TIN để xua tan thất bại!

Tuesday, December 27, 2011

* Ai Đã Quay Những THƯỚC PHIM VỀ NẠN ĐÓI Ở BẮC TRIỀU TIÊN

http://www.bayvut.com.au/sites/default/files/imagecache/story_460/story-images/NK%20kid.jpg
Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý thân hữu, quý chiến hữu cùng quý Niên Trưởng,
Phóng viên Nhật Bản Jiro Ishimaru ’bật mí’ với Cơ quan Truyền thông Quốc gia Úc (ABC) về nhóm phóng viên nghiệp dư người Bắc Triều Tiên – tác giả những thước phim mới nhất về nạn đói kém ở đất nước này.
Một đứa trẻ Bắc Triều Tiên bẩn thỉu, đói rách trong các thước phim. (ABC)


Phim gây chấn động

http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/3/files/2011/03/Tin180.com_645.jpg
Trong tháng Sáu vừa qua, bức màn bí mật về đất nước Bắc Triều Tiên lại được vén lên thông qua một đoạn phim về cuộc sống nghèo đói của người dân với hình ảnh những đứa trẻ mồ côi bẩn thỉu, không nhà cửa đang xin ăn hay cảnh một phụ nữ 23 tuổi đang vật lộn sinh tồn vì không có gì để ăn.
Tin cho hay cha mẹ cô gái trẻ này đã chết đói và chỉ một tuần sau khi những thước phim được quay thì chính cô cũng qua đời.
Trong phim còn có giọng nói của một cảnh sát đòi tiền hối lộ từ một phụ nữ lái chiếc xe ‘taxi thùng’. Người phụ nữ hết sức giận dữ và gào lên: “Thật là một cảnh sát ngu xuẩn!” và đẩy ông ta ra.
http://news.data.vietinfo.eu/2011/04/03/153517/500_thumb.jpg
Việc nhà nước không thể tạo ra công ăn việc làm và cung cấp đủ lương thực cho dân chúng đã khiến người dân Bắc Triều Tiên rơi vào tình cảnh ‘túng quá hóa liều’.
Trong phim, họ đã lập lên những khu chợ tư nhân ở Bình Nhưỡng để buôn bán bởi đó là cách duy nhất giúp họ tồn tại.
Ông Jiro Ishimaru, một phóng viên người Nhật thuộc hãng thông tấn Asiapress là ‘người hùng’ đứng đằng sau vụ quay phim bí mật trên.
Ông hiện đang sống tại Osaka – thành phố lớn thứ ba và rất sầm uất của Nhật Bản. Đây cũng là nơi có cộng đồng người Bắc Triều Tiên lớn nhất, hơn 90.000 người. Khoảng phân nửa số đó vẫn trung thành với chính quyền Bình Nhưỡng và họ gửi con cái đến học tại các trường học Bắc Triều Tiên. Vì vậy, họ coi những phóng viên nước ngoài như Jiro Ishimaru là ‘kẻ thù của quốc gia’.
Mặc dù vậy, ông Ishimaru vẫn dành sự nghiệp của mình để theo đuổi công việc tìm hiểu sự thật về Bắc Triều Tiên – một quốc gia đầy bí ẩn và tiêu điều nhất thế giới.
Ông Jiro Ishimaru đã đến Bắc Triều Tiên nhiều lần trước đó và nhận thấy những phóng viên nước ngoài không được phép gặp gỡ và nói chuyện với người dân nơi đây một cách tự do. Vì vậy, ông đã có ý tưởng cộng tác với người dân bản địa để đào tạo họ trở thành phóng viên nghiệp dư nhằm thực hiện công việc “rọi một tia sáng vào cuộc sống thực ở Bắc Triều Tiên” – theo lời phóng viên Mark Willacy của ABC.
Trong một lần sang Trung Quốc, ông Ishumaru đã gặp một số người dân Bắc Triều Tiên có chung quan điểm và ông đã tập hợp cũng như dạy họ cách quay phim bí mật và chuyển tài liệu ra ngoài.
http://res.heraldm.com/content/image/2011/07/22/20110722000312_1.jpg
Nhóm 10 người cộng tác với ông là dân thường, không có vị trí trong bộ máy chính trị. Trong đó, có một người là tài xế, một người là công nhân nhà máy và một người là bà mẹ có hai con nhỏ. Họ có thể đi lại một cách tự do tại Bắc Triều Tiên và quay được những thước phim về cuộc sống thật của người dân nơi đây.
“Tôi đã rất sốc và đau lòng khi nhìn thấy cảnh một người phụ nữ trẻ bẩn thỉu phải chết đói. Thế giới cần được biết về những gì cô ấy đã phải chịu đựng và trải qua”, ông chia sẻ.
Thông thường, cứ vài ngày là ông Jiro Ishimaru nhận được một cuộc gọi từ một trong số các ‘phóng viên’ của ông.
Khi các phóng viên của ABC đang ngồi cùng Ishimaru ở văn phòng của ông tại Osaka thì ông nhận được một tin nhắn khẩn cấp của một cộng sự ở Bắc Triều Tiên với nội dung yêu cầu ông gọi lại ngay. Người này đã không liên lạc cả tuần nay với ông khiến ông như ‘ngồi trên đống lửa’.
Người đó cho biết anh đã rời khỏi Bắc Triều Tiên dọc theo con sông Tumen để sang Trung Quốc. Vì vậy, anh muốn ông Ishimaru sang Trung Quốc càng sớm càng tốt để nhận tư liệu.
Bất chấp hiểm nguy
Tại Bắc Triều Tiên, bất cứ người nào bị bắt vì tội quay phim đều bị bỏ tù hoặc thậm chí phải chịu những hình phạt nặng hơn.
“Điều lo lắng nhất của tôi là các cộng sự người Bắc Triều Tiên có thể bị bắt khi đang bí mật tác nghiệp và trong trường hợp này thì chúng tôi không thể nào cứu được họ. Việc phơi bày sự thật ra thế giới bên ngoài có thể khiến họ bị khép tội phản quốc và lĩnh án tử hình”, ông Jiro Ishimaru chia sẻ.
Tuy nhiên, nhóm cộng sự của ông Jiro Ishimaru đã dũng cảm ‘đánh cược’ tính mạng của mình để hoàn thành nhiệm vụ. Nhờ đó, thế giới mới có được những thước phim hiếm có với tổng độ dài hơn 250 giờ đồng hồ về sự thật đằng sau ‘Bức màn Tre’ (chủ nghĩa cộng sản ở Châu Á) nói chung và đế chế của ông Kim Jong Il nói riêng.
Theo ông Ishimaru, họ là những người có một trái tim rất nhân ái đồng thời có cá tính mạnh thì mới có thể hoàn thành được công việc khó khăn đó.
Jiro Ishimaru từ chối nhận những lời khen ngợi về vai trò của ông trong việc cung cấp những báo cáo xuất sắc về tình hình thực tế ở Bắc Triều Tiên. Ông cho rằng đó là công của những ‘phóng viên bí mật’ người Bắc Triều Tiên đã hợp tác với ông.
Sau khi những thông tin về một ‘vương quốc khổ hạnh’ được đăng tải, hiện ông Jiro Ishimaru đã bị cấm nhập cảnh vào Bắc Triều Tiên

* RỒNG TRONG VĂN CHƯƠNG BÌNH DÂN

Lm. NGUYỄN THANH SƠN, C.Ss.R.
Hình ảnh
Vì là con vật không hiện thực, kho tàng văn chương bình dân chúng ta chỉ ghi chép được một số câu về rồng như dưới đây:
"Rồng bay phượng múa" là người có nét chữ viết "lả lướt", bay lượn, uốn khúc. Khi thuyết giảng, Thánh Anphong, vị Sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế, diễn tả tư tưởng của ngài một cách hùng hồn với điệu bộ như "rồng bay phượng múa!"
"Ăn như rồng cuốn" là ăn nhiều, thực nhiều, trái với "ăn như mèo" là ăn ít.
Ngày nay các cô gái Việt ở Mỹ không dám "ăn như rồng cuốn", vì phải giữ eo thon, để dự thi hoa hậu áo dài Long Beach!
"Nói như rồng leo, làm như mèo mửa" là nói huyên thuyên, thao thao bất tuyệt, đủ chuyện trên trời dưới đất, nhưng lại biếng nhác, làm việc thì "như mèo mửa!"
"Rồng đến nhà tôm" là thành ngữ ám chỉ một kẻ nghèo hèn, khi vinh dự được vị thượng khách thương tình chiếu cố đến tận nhà thăm viếng mình.
"Rồng đen lấy nước thì nắng, rồng trắng lấy nước thì mưa": Tục ngữ diễn tả kinh nghiệm của các nhà nông về những ngày nắng mưa.
"Rồng vàng tắm nước ao tù, người khôn ở với người ngu bực mình": Rồng vàng là rồng quý, không bao giờ đi tắm nước đục ở ao tù, cũng vậy người khôn ngoan mà phải chung sống với kẻ ngu đần thì thật là "bực mình".
Tôi được hạnh phúc chào đời ở thôn làng Dục Ðức, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, nhưng sau ngày di cư vào Nam lúc còn quá nhỏ, nay tôi không còn nhớ gì về nơi "chôn nhau cắt rốn" của mình, ngoại trừ hình ảnh còn lại mờ mờ trong trí về những cuộc chơi "rồng rắn lên mây" với các bạn trai gái trong xóm, vô cùng hào hứng và vui nhộn. Một em làm thầy thuốc, số còn lại bám đuôi áo nhau làm thành một hàng dài. Em đi đầu dẫn cả đoàn, vừa đi vừa hát: "Rồng rắn lên mây, có cây núc nác, có nhà hiển vinh. Thầy thuốc có nhà hay không?" Thường thầy thuốc không có nhà để rồng rắn đi lượn quanh sân hai ba lượt. Cuối cùng thầy thuốc có nhà. Thầy thuốc hỏi: "Rồng rắn đi đâu?" Em cầm đầu đáp: "Rồng rắn đi lấy thuốc cho con". Thầy thuốc hỏi: "Con lên mấy?" Rồng rắn đáp: "Con lên một". Thầy thuốc nói: "Thuốc chẳng ngon". (Cuộc đối đáp tiếp diễn cho đến khi rồng rắn trả lời "con lên mười"). Khi ấy thầy thuốc kết luận: "Thuốc ngon vậy". Ðoạn thầy thuốc lên tiếng: "Xin khúc đầu". Rồng rắn cho biết: "Những xương cùng xẩu" - "Xin khúc giữa" - "Những máu cùng me" - "Xin khúc đuôi" - "Tha hồ thầy đuổi". Thế là em cầm đầu rồng rắn giang thẳng hai tay để chắn, thầy thuốc cố gắng chạy qua để tóm được em đứng sau rốt. Ðoàn rồng rắn càng dài thì cuộc đuổi bắt càng náo nhiệt. Khi bắt được, em đó phải thay thầy thuốc và cuộc chơi lặp lại từ đầu.
Dù truyện "con Rồng cháu Tiên" chỉ là truyền thuyết, người Việt vẫn có thể coi mình là như thế. Năm Canh Thìn nhắc nhở chúng ta hãy sống xứng đáng là "con Rồng cháu Tiên". Bạn hãy có lòng nhân ái, bao dung đối với nhau, để mọi người được hạnh phúc, ấm no. Hãy tháo cởi thù hận trong trái tim mình, để bạn được thực sự là người tự do. Hãy xây dựng một Quê Hương hòa bình, tươi đẹp, trong Năm Mới đang mở ra cho các con của Mẹ, như một hồng ân bao la của Thượng Ðế Tình Thương.
HÌNH TƯỢNG CON RỒNG VIỆT NAM
Con rồng là một hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam và đã từng là biểu tượng linh thiêng liên quan đến truyền thuyết “con rồng cháu tiên” của người Việt. Rồng là hình ảnh mà các vua Việt Nam phải xăm lên đùi mình để giữ truyền thống của cư dân ven biển. Đến đời vua Trần Anh Tông (1293-1314) mới chấm dứt tục xăm rồng trên đùi của các vua. Rồng là tượng trưng cho quyền uy tuyệt đối của các đấng thiên tử (bệ rồng, mình rồng). Rồng là hình tượng của mưa thuận gió hòa, là vật linh đứng vào hàng bậc nhất trong tứ linh "long, lân, quy, phụng". Vì thế, hình tượng con rồng Việt Nam đối nghịch với hình tượng con rồng độc ác, tượng trưng cho cái xấu của các nước phương Tây.
Hình tượng rồng đã được hình dung lên từ thời đại Hùng Vương qua con vật thân dài có vẩy như cá sấu được chạm trên các đồ đồng thời ấy. Qua thời kỳ Bắc thuộc dài đằng đẵng, con rồng Việt Nam xuất hiện rõ nét dưới thời Lý. Hình ảnh "rồng bay lên" - Thăng Long - tượng trưng cho khí thế vươn lên của dân tộc, được đem đặt cho đất đế đô. Rồng thời Lý tượng trưng cho mơ ước của cư dân trồng lúa nước nên luôn luôn được tạo trong khung cảnh của nước, của mây cuộn. Rồng thời Lý là con vật mình dài như rắn, thân trơn nếu là con nhỏ, còn con lớn thì thân có vẩy và lưng có vây. Thân rồng uốn cong nhiều vòng uyển chuyển theo hình "Omega", mềm mại và thoải nhỏ dần về phía đuôi. Rồng có bốn chân, mỗi chân có ba móng cong nhọn. Đầu rồng ngẩng cao, há miệng rộng với hai hàm răng nhỏ đang vờn đớp viên ngọc quý. Từ mũi thoát ra mào rồng có dạng ngọn lửa, vì thế được gọi là mào lửa. Trên trán rồng có một hoa văn giống hình chữ "S", cổ tự của chữ "lôi", tượng trưng cho sấm sét, mây mưa.
Hình tượng con rồng thời Trần có nhiều biến đổi so với thời Lý. Rồng thời Trần không còn mang nặng ý nghĩa mơ ước nguồn nước nữa. Dạng tự chữ "S" dần dần mất đi hoặc biến dạng thành hình con, đồng thời xuất hiện thêm hai chi tiết là cặp sừng và đôi tay. Đầu rồng uy nghi và đường bệ với chiếc mào lửa ngắn hơn. Thân rồng tròn lẳng, mập mạp, nhỏ dần về phía đuôi, uốn khúc nhẹ, lưng võng hình yên ngựa. Đuôi rồng có nhiều dạng, khi thì đuôi thẳng và nhọn, khi thì xoắn ốc. Các vảy cũng đa dạng. Có vảy như những nửa hình hoa tròn nhiều cánh đều đặn, có vảy chỉ là những nét cong nhẹ nhàng.
Rồng thời Lê (thế kỷ XV) thay đổi hẳn. Rồng không nhất thiết là một con vật mình dài như rắn uốn lượn đều đặn nữa mà ở trong nhiều tư thế khác nhau. Đầu rồng to, bờm lớn ngược ra sau, mào lửa mất hẳn, thay vào đó là một chiếc mũi to. Thân rồng lượn hai khúc lớn. Chân có năm móng sắc nhọn quắp lại dữ tợn. Rồng thời Lê tượng trưng cho quyền uy phong kiến. Cũng chính bắt đầu từ thời đại này xuất hiện quan niệm tứ linh (bốn con vật thiêng) tượng trưng cho uy quyền của vương triều. Rồng đứng đầu trong tứ linh. Ba vật thiêng kia là lân (tượng trưng cho sự thái bình và minh chúa), qui (con rùa - tượng trưng sự bền vững của xã tắc) và phụng (tượng trưng cho sự thịnh vượng của triều đại).
Rồng thời Trịnh - Nguyễn vẫn còn đứng đầu trong bộ tứ linh nhưng đã được nhân cách hóa, được đưa vào đời thường như hình rồng mẹ có bầy rồng con quây quần, rồng đuổi bắt mồi, rồng trong cảnh lứa đôi.
Con rồng thời Nguyễn trở lại vẻ uy nghi tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng. Rồng được thể hiện ở nhiều tư thế, ẩn mình trong đám mây, hoặc ngậm chữ thọ, hai rồng chầu mặt trời, chầu hoa cúc, chầu chữ thọ... Phần lớn mình rồng không dài ngoằn mà uốn lượn vài lần với độ cong lớn. Đầu rồng to, sừng giống sừng hươu chĩa ngược ra sau. Mắt rồng lộ to, mũi sư tử, miệng há lộ răng nanh. Vây trên lưng rồng có tia, phân bố dài ngắn đều đặn. Râu rồng uốn sóng từ dưới mắt chìa ra cân xứng hai bên.
Hình tượng rồng dùng cho vua có năm móng, còn lại là bốn móng.
Trong suốt tiến trình lịch sử Việt Nam, con rồng vẫn là một phần trong đời sống văn hóa của người Việt.

* ĐÀ LẠT, NHỚ...

Nguyễn thị Ngọc Dung, Vancouver


Đà Lạt:Thuở ban đầu

Mấy tiếng “Đàlạt: Thuở Ban đầu” chỉ giới hạn trong tâm cảnh nhỏ hẹp của người viết, với những kỷ niệm của một thời cắp sách đã qua. Đàlạt,Thuở ban đầu” nói lên nhũng cảm nghĩ riêng, kỷ niệm riêng và hoàn cảnh riêng. Nhan đề ấy không mang ý nghĩa là Thành Phố Đalạt từ thuở được “khai phá đầu tiên”. Vì đây không phải là bài sưu tầm, khảo cứu. Lại càng không mang tính cách địa dư hay lịch sử về thành phố đặc biệt đáng yêu này. Đã có rất nhiều bài viết giá trị về Đalạt. Ở đây người viết chỉ ghi lại nhưng mẩu tâm tình vụn vặt, và đem chia xẻ cùng tất cả., nhất là với những ai đã từng một thời ở Đalạt, để nhớ....

Tôi lên học ở Đàlạt khi vừa tốt nghiệp lớp kỳ thi vào lớp "đệ thất" trường Nữ Trung Học Trưng Vương được một năm. Lúc đó tôi vẫn còn rất ngơ ngác. Đàlạt đối với tôi còn xa lạ, nhưng có nhiều thứ để thích thú, nhiều nơi để đi thăm và nhiều người để học hỏi...Đàlạt dưới cái nhìn của bố tôi - sau khi đã từ giã đất Bắc để di cư vào Nam tìm tự do, sau khi đã sống ở Sàigon vừa đúng một năm- là một thành phố rất lành mạnh, lại vừa yên tĩnh, gần thiên nhiên và khí hậu trong lành, không bụi bậm. Thực thế ai mà không biết Đalạt là nơi nghỉ mát nên thơ, phong cảnh hữu tình và dân tình thì hiền hoà. Định cư nơi đây thật là lý tưỏng. Gia đình tôi dời Saigon lên Đàlạt là do những ý kiến ấy của ba tôi: “Đất lành chim đậu", còn nơi nào tốt hơn ...


Hoa Anh Đào Đà lạt

Trường Trần Hưng Đạo

Tôi đặt chân đến trường Trần Hưng Đạo khi ba tôi bắt đầu nhiệm sở mới tại đây. Chức Hội kế viên mà ông nhận có khác với ngành dạy học của ông, nhưng vì với kinh nghiêm về kế toán, ông làm việc với tất cả thích thú. Chúng tôi thực sự bắt đầu cuộc đời học sinh Trung học ở nơi đây. Hiền hoà dễ thương, Đalat đã cho tôi nhiều kỷ niêm nên thật khó mà không lưu luyến khi phải dời xa...Chúng tôi ở ngay trong trường. Tôi còn nhớ, nhà chúng tôi ở là một trong hai nhà "villa" ở đầu cổng trường. Nếu tôi nhớ không lầm thì nhà ông Bửu Vụ, Tổng Giám Thị, ở ngay đầu con đường nhỏ cong cong chạy lên con dốc nho nhỏ, quẹo về phiá tay măt. Ngay góc đó là nhà ông Bửu Vụ. Cách đó chừng nửa “block” là căn nhà thứ hai, nơi chúng tôi ở. Từ dưới đường đi lên nếu đi bộ thi có thể đi thẳng vào cổng trường lộ thiên, ở ngay chính giữa hai căn nhà, bước lên mấy bậc thang làm bằng gạch đá. Rất đơn sơ, nhưng vững chãi.

Khi chúng tôi được chuyển vào trường Trần Hưng Đạo là lúc thầy Nguyễn đình Phú còn làm Hiệu Trưởng. Sau Thầy Nguyễn đình Phú là thầy Hoàng Khôi. Thầy có ba người con gái. Chị Thanh là chị cả, học ở trường Couvent des Oiseaux, chi thứ hai là chị Bình và chị út là chị Hoà. Những anh chị nào học tại trưòng trong thời gian này hẳn còn nhớ. Chị Thanh sau này đi tu. Chi Bình hoc trên chị Hòa một lớp, chị Hoà lại học cùng lớp với anh tôi, và học trên tôi một lớp. Sau thầy Hoàng Khôi thì đến thầy Kỳ Quan Lập làm Hiệu trưởng. Thây Kỳ Quan Lập “đẹp lão” và có hai 'cô con gái” trắng trẻo và xinh xắn, dễ thương. Một cô sau này lấy giáo sư Trương Văn Hoàn mà tôi vừa đưọc biết mới đây. Kỳ hội ngộ năm 2010 tôi có đưọc gặp cả hai “ông bà”, mới hay là sau này giáo sư Hoàn cũng lên làm Hiệu Trưởng. Tôi vì dời trường kể từ ngày sang Bùi Thị Xuân để Trần Hưng Đạo trở thành trường Nam Trung Học thuần tuý, nên không còn đưọc biết “ai với ai”. Bây giờ sau mấy chục năm dài, “quả đất tròn - hay nói cho đúng hơn là “duyên” đưa đẩy-tôi lại được gặp gỡ tất cả. Không gì sung sướng cho bằng, được gặp lại những bạn bè xưa nơi đất khách, chẳng khác nào “cửu hạn phùng cam vũ”-nắng hạn gặp mưa rào-. Được dịp hàn huyên chuyện cũ, học hỏi thêm điều mới lạ, tưởng không còn gì quý hơn. Tôi chợt nhớ đến hai chị nữa cũng học trên tôi một lớp và cùng lớp với người anh thứ hai của tôi, là chị Cẩm Vân, con ông Bửu Vụ và chị Phùng Thăng em ông Bửu Vụ, vị tổng Giám Thị của trường Trần Hưng Đạo. Chị Cẩm Vân tính tình vui vẻ, cởi mở. Chị Phùng Thăng hiền, ít nói, da trắng hơi xanh; và dễ thương. Tôi còn được biết chị của Công Tằng Tôn Nữ Phùng Thăng là Phùng Khánh khá đẹp, nước da trắng hồng. Mới đây khi nhắc đến Đalat chị Phương Thu có cho biết chị Phùng Khánh đi tu hiện nay chính là Sư Cô Trí Hải- khá nổi tiếng hiện nay- Thật là nhiều cái không ngờ, mà lại rất hay. Không hiểu sao lúc ấy tôi “hiền” thế. Nhớ lại hồi còn nhỏ, lúc học tiểu học, thỉnh thoảng tôi thường bị bạn “bắt nạt”, tuy ... chẳng đến nỗi nào. Ai không biết có thể nghĩ là tôi “khờ” nhưng tôi biềt là tôi không “khờ”, chỉ vì tôi ít nói và không “đối phó” thôi. Bây giờ “nhìn lại mình“ lòng thấy vui vui...

Thực ra, những kỷ niệm của tôi về Đàlat cũng không có gì đặc biệt hay sâu sắc cho lắm; mà chỉ là những hình ảnh bàng bạc, xa xôi. Nhưng với tôi rất đáng trân trọng vì đánh dấu tuổi niên thiếu của tôi. Cho đến nay, trải qua mấy thập niên, tôi vẫn thấy yêu quý chuỗi ngày vị thành niên ấy. Tôi vẫn chưa quên những buổi đi du ngoạn cùng gia đình vào dịp cuối tuần, khi thì đi ngắm thác Gougah, Pongour, thác Prenn v.v... vừa để thưởng ngoạn, vừa đi “picnic” .Có khi đi cùng gia đình đến Tùng Nghĩa nơi có nhiều người Nùng ở. Tôi được biết người Nùng rất thông minh. Họ vốn sinh truởng ở vùng đồi núi miền Thượng Du Bắc Việt. Họ di cư vào Nam và sống tập trung ở Tùng Nghĩa, gần Đalạt. Họ trồng trọt các thứ rau để sinh sống. Chúng tôi mang cảm giác thoải mái khi đi thăm Tùng Nghĩa, và nhân tiện mua những rau trái tươi tốt đem về. Thuở nhỏ, mỗi lần đi xe hơi tôi hay bị chóng mặt nên lắm khi tôi phải nằm ở ghế đàng sau mới đỡ. Mỗi lần ba tôi và gia đình đi chơi xa về, tôi lại ngủ vùi - một cách hạnh phúc- trong tiếng động cơ êm êm của chiếc xe “La Frégate”, mặc cho người lớn nói chuyện, tôi cứ điềm nhiên nằm ngủ, say sưa, cho đến khi về nhà, lúc ban khuya.

Trường Bùi thị Xuân

Đến khi sang học ở trường Bùi thị Xuân, vào năm đệ tứ, thì tôi đã bắt đầu “lớn”, thường cùng cậu em trai kém tôi sáu tuổi dắt nhau đi học, có khi đi đường tắt thì phải băng qua đồng ruông, phía bên trong- mà giờ đây tôi chỉ nhớ mang máng- Có khi chúng tôi đi học bằng con đường nhưạ chính thì trên đường đi cũng như trên đường về, chúng tôi đều phải đối diện với mấy anh nam sinh Trần Hưng Đạo. Thế là lại có một màn nói chọc ghẹo. Lúc đó tôi thuờng đội nón che mặt để khỏi nhìn. Có anh chàng còn gọi cả tên tôi. Không biết phản ứng ra sao, tôi bao nhỏ em trai tôi “Hà nhổ nước miếng đi”. Đó là cách phản ứng duy nhất mà lúc đó mà tôi nghĩ là “thượng sách”.. Chả biết cậu em tôi có làm không nhưng tôi cứ làm bộ thản nhiên bước như không nghe thấy gì. Vì là con gái, lại hay nhút nhát, e lệ nên thấy “con trai” chọc ghẹo “em gái thằng N. dễ thương quá” thì phải “tỏ thái độ” để chứng tỏ mình “không hưởng ứng “. Tuy nhiên, dù biết họ “xạo”, nhưng trong lòng cũng thấy vui vui. Cũng may, dạo ấy chuyện “nhổ nước miếng” xuống đường không bị coi là “thô tháp”. Bây giờ nghĩ lại, tôi không khỏi buồn cười. “Văn hoá Việt Nam” ngày trước dạy mình “phải đứng đắn” mà, nhất là ngưòi trong văn hoá đó lại là tôi nữa! Nghĩ lại, kể cũng kỳ quá! Nhưng hình như em tôi không làm...

Khi tôi bắt đầu lớp đệ tam thì mẹ tôi mờ tiệm. Cuộc đời học sinh của tôi lại chuyển sang một giai đoạn mới, khung cảnh mới, cũng có nhiều cái hay mà tôi thích thú. Nhũng năm dạo chơi lang thang trên ngọn đồi trường THĐ không còn nưã và thay vào đó là một chuỗi những sinh hoạt mới trên phố. Tôi đi đi về về, khi ở nhà, khi ở tiệm để đi học cho tiên. Nhất là những ngày cuối tuần me tôi thưòng cho tôi ra tiệm. Tôi có dịp ngắm phố xá sinh hoạt vào ngày thứ bảy, đông vui nhộn nhịp hơn ngày thường. Dưới ánh nắng vàng trong, người đi bộ tấp nập trên đường phố. Những cô, những bà ấm áp trong tấm áo len màu sắc trông thật thắm tươi, đầy ánh hạnh phúc.

Hình ảnh nổi bật nhất vẫn là những sĩ quan trường Võ Bị Quốc Gia -mà nếu tôi còn nhớ trước đó đươc gọi là trường “Võ Bị Liên Quân"- Dáng dấp oai hùng trong bộ quân phục màu trắng, các sinh viên sĩ quan thưòng đi "bát phố" hàng tuần, vào những ngày thứ bẩy và chủ nhật thường với một thái độ nghiêm trang. Lúc đó trong đầu óc đã bắt đầu biết nhận xét, tôi chỉ nghĩ biết thán phục là mấy ông sĩ quan này thật xứng đáng là văn võ song toàn ...Ở dưới phố tôi có dịp quan sát những ngưòi dân tộc thiểu số nhẫn nại mang trên vai những cái "gùi" lan lên phố bán. Nhớ những con dốc quen thuộc, rất đặc biệt của Đàlạt.



Cô gái người Thượng cao nguyên

Ngoài những dốc Minh mạng, dốc Phan đình Phùng, Hàm Nghi còn có con dốc gần trường, thường gọi là “dốc Bùi Thị Xuân- con dốc của học trò- khá cao, mà tôi phải gò lưng đạp cố, hay có khi phải xuống xe, dắt xe đi bộ lên dốc để khỏi thở hổn hển vì đạp. Tôi nhớ cả gánh hàng quà trước cổng trường BTX. Tôi vốn "xuất thân" từ trường Trần Hưng Đạo (được biết đầu tiên có tên là truờng Bảo Long) vốn dĩ gồm cả nam lẫn nữ, cũng như trường Quang Trung (trước kia gọi là trường '"Phưong Mai", theo tên của công chúa con vua Bảo Đại- cũng cả nữ lẫn nam- của những năm đệ thất, đệ lục, đến hết năm đệ ngũ thì khăn gói dời sang học truờng Bùi thị Xuân, tên cũ của trường Quang Trung.Trường nằm trên một mảnh đồi, yên tĩnh nhưng sáng sủa, trước mặt là đồi thồng, rừng thông nên thơ...giờ thì tôi chỉ nhớ mang máng. Ngôi trưòng Bùi Thị Xuân với dãy nhà lớp quét vôi màu hồng tôi còn nhớ, và nếu nhìn từ cổng vào thì chỉ thấy phía cạnh của trường. Những kỷ niệm của tôi về trường cũng chỉ còn mang máng. . Còn sau đó và bây giờ không biết có thay đổi gì nữa không, kể từ ngày tôi đi...

Tôi cũng vẫn không quên những buổi trưa Đàlat nhũng ngày còn học đệ thất, đệ lục ngây ngô ấy; mà bây giờ nghĩ lại...sao mà êm đềm quá. Bề ngoài tôi như ngây ngô nhưng trong tâm hồn tôi đầy những mơ mộng mà bây giờ tôi thấy "có lý". Vì lúc đó tâm tôi thật sự an lạc, và đầu óc tôi chẳng nghĩ gì cả, chỉ biết "enjoy" cảnh thiên nhiên, lặng lẽ nhưng thú vị. Lặng lẽ, tôi thưởng thức từng hơi thở của Đàlạt, từng nhịp đi của thời gian trong không gian yên tĩnh ấy.

Ngôi nhà gia đình tôi cư ngụ lại nhìn ra hai hướng, khá đặc biệt. Mặt trước nhà có những cửa sổ nhìn ra một phong cảnh bao quát, rộng rãi: Trưóc mặt, phía xa xa là ngọn đồi khá cao, ở duới chân đồi là con đường trải nhựa, có xe chạy. Con đường này nằm chính giữa, để chia cách ngon đồi với một vùng thung lũng phiá dưới, gần về phía nhà tôi hơn. Nơi đây có dân chúng cư ngụ, như một ngôi làng. Có những căn nhà nho nhỏ yên tĩnh ẩn náu dưới những vườn cây vắng vẻ, ít người. Mặt sau của nhà thì sinh hoạt hoàn toàn khác hẳn; như là nột thế giới riêng, thế giới học đường. Hồi ấy trường còn chế độ nội trú, với những căn nhà bếp, nhà ăn riêng biệt. Trường còn có cả tài xế và đội ngũ nấu bếp nữa v.v...đủ cả. Nhắc đến đây, tôi không khỏi chạnh lòng. Ngoài giờ học, anh em tôi thường lang thang đi dạo ngắm cảnh, gần gũi thiên nhiên. Thế nhưng chúng tôi chảng có ý thức gì là hưởng thụ thiên nhiên hay ca ngợi thiên nhiên gì cả. Chỉ đi chơi tung tăng tìm những sinh hoạt lành mạnh trong đám cỏ hoa ấy. Chúng tôi làm một căn vườn nho nhỏ ngay phiá trước nhà. Trước, mà là sau. Mặt sau nhà lại là cửa trước. Giờ này tôi cũng chẳng định nghĩa được căn nhà ấy là thế nào. Có điều chúng tôi chỉ biết sống, sinh hoạt, vui chơi trong cái vô thức của tuổi thơ.

Có những buổi trưa thật vắng vẻ, yên tĩnh, có tiếng gà gáy xa xăm và như "phất phơ buồn tự thời xưa thổi về" trong thơ Huy Cận. Trên ngọn đồi nhỏ của trường Trần Hưng Đạo anh em chúng tôi say sưa "đuổi bướm hái hoa" theo đúng nghĩa. Ông anh tôi "đầu têu" cho các em, khám phá những khu mới lạ quanh vùng. Ấp Hà Đông là tên gọi của thung lũng trước mặt nhà và xa xa bên kia con đường nhựa xe chạy là một dãy đồi cao. Người dân quanh vùng thuờng gọi nôm na là "Mả Thánh" mà tôi chẳng dám “bén mảng” đến lần nào. Cạnh con đường cong dẫn đến cổng trường là chiếc hồ nho nhỏ, sau có tên là “Hồ Vạn Kiếp”. Anh Nam tôi thường hay xuống đó câu cá...Những con cá cơm nhỏ trắng tinh lóng lánh màu bạc sau đó đưọc làm sạch sẽ để nấu canh dưa chua, với cà chua. Ngon thật ngon. Ông anh tôi thật lắm sáng kiến ...

Hình ảnh cũ

Thế rồi sau những năm tháng học hành với biết bao kỷ niêm khó quên ở cả hai trường, rồi một ngày kia tôi cũng phải dời Đalạt trong nỗi nhớ nhung. Tôi quên sao được những buổi sáng mù sương, khi những cánh hoa anh đào bị phủ lấp một lớp dày đặc và khi những cánh hoa mimosa vàng tươi cũng không thoát khỏi bị phủ lấp dưới màn sương trắng đục kia. Tôi quên sao được những buỗi chiều tĩnh lặng chỉ nghe tiếng gió hú từ những rặng thông mà nao nao buồn; hay những ngày ướt át khi cắp sách co ro đến trường. Và lại càng không quên những buổi trưa tĩnh lặng, với nắng hanh vàng; và khoảng trời xanh lung linh sáng thêm bởi những cánh mimosa màu vàng tươi, trong cái lạnh se se của thờì tiết. Buổi trưa Đàlạt ! Khi đi ngang qua các lớp học ở trên đồi, tôi nghe tiếng đàn của thầy Phạm đình Tín văng vẳng xa đưa, tâm hồn tôi cảm thấy lâng lâng, bay bổng.Tôi chạnh nhớ đến hai câu thơ của một thi sĩ tiền chiến: “Ôi nắng vàng sao mà nhớ nhung, Có ai đàn lẻ để tơ chùng”...Tôi đã hít thở cái bầu không khí trong lành ấy của Đàlạt mà lòng nghe ấm áp. Dù thời tiết như thế nào, Đalat cũng vẫn dễ thưong và vẫn đặc biệt mãi trong tôi.

Xa Đalat ờ vào tuổi mới lớn, mới bắt đầu biết nhớ nhung, vương vấn, tôi mang tâm trạng của một người chưa định hướng. Cho nên mỗi bước chân đi, tôi đã mang theo những hình ảnh thật đep về núi đồi, hoa cỏ, phố xá. So sánh với các bạn tôi,cùng lớp cùng tuổi thì nhiều ngưòi còn nghịch ngợm, “tinh quái” hơn tôi. Cái nghịch ngợm dễ thương mà tuổi học trò khó tránh khỏi.

Đàlạt những ngày nắng ấm, vào những buổi trưa tịch mịch, tôi cảm thấy hồn mình thanh thản làm sao. Yên tĩnh và vắng vẻ,.Chỉ có tiếng gió thổi, tiếng chim hót, tiếng gà gáy xa xa dưới thung lũng đã từng nhiều lần làm tôi liên tưởng đến những tia nắng vàng của Lưu Trọng Lư trong bài Nhớ Mẹ. Tâm hôn tôỉ bỗng chùng xuống "mỗi lân nắng mới hắt bên song, xao xác gà trưa gáy não nùng", để mà nhớ mẹ,để lòng nao nao buồn khi nhìn “mỗi lần nắng mới gieo ngoài nội". Còn đâu nữa, buổi trưa Đàlạt ! Hồi ấy, chúng tôi thường hay đi lên đồi chơi, hóng gió mát và ngắm những bông hoa pensée màu tím đầy cảm xúc . Khi đi ngang qua các lớp học ở trên đồi, tôi thường được nghe tiếng đàn của thầy Phạm đình Tín văng vẳng xa đưa, tâm hồn tôi cảm thấy lâng lâng, bay bổng. Câu thơ của một thi sĩ tiền chiến: sao mà thích hợp với khung cảnh này thế “Ôi nắng vàng sao mà nhớ nhung, Có ai đàn lẻ để tơ chùng”...

Thật vậy, có những buổi trưa nắng đẹp mà sau này nhiều khi nhớ lại tôi không khỏi cảm thấy lòng chùng xuống. Tôi cảm thấy tiếc là khó tìm lại được đúng hoàn cảnh như thế với tâm trạng như thế. Nếu người ta không bao giờ tắm hai lần trong cùng một giòng sông, như lời một triết gia đã nói, thì người ta khó bắt gặp cùng một tâm trạng của chính mình trong cùng một buổi chiều. Quá khứ của tuổi thơ êm đềm như thế mà mỗi khi nhắc lại tôi không khỏi cảm thấy bâng khuâng, bùi ngùi. Và tôi lại càng thông cảm hơn với tâm trạng của nhà thơ, khi:

"Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chùng sống lại những ngày không"...

Tuổi thơ của tôi quả thật là "những ngày không". "Không" vì vô tư lự, không buồn khổ cho nên cũng không có gì đặc biệt. Nhưng trong cái "không" ấy lại là "có" cho tôi rất nhiều. Và cái "có" ấy là cả một ý nghĩa khá sâu sắc, thay đổi tùy theo hoàn cảnh, không gian và thời gian. Đúng là những ngày xưa thân ái với những vần thơ giản dị, mộc mạc nhưng chân thành. Với tôi, những vần thơ ấy mang nhiều ý nghĩa mà ngay từ thời còn đi học tôi đã yêu. Từ những vần thơ lục bát chân phương của Nguyễn Bính trong “Lỡ Bước Sang Ngang” mà ông anh đầu của tôi đem về, cho đến những câu thơ thất ngôn trang trọng của những thi sĩ tiền chiến...

Thơ chưa đủ, tôi còn hí hoáy chép những bài nhạc thịnh hành hồi ấy, toàn là nhạc tiền chiến tôi mê. Từng lời ca, từng giai điệu, tất cả đều làm tôi cảm xúc. Nhất là khi nhớ về một quá khứ êm đềm mà giờ đây không tìm thấy được. Tôi còn nhớ ngày mới lớn ở Đalạt tôi đã nghe quen những bài ca như bài “Tình Quê Hương”. Bản này thật hay, tuy nội dung không nói về Đalạt nhưng ít nhất đã đánh dấu thời gian tôi sống ở nơi đây, từng nghe bài ca này nên “Tình quê hương” của nhạc sĩ Việt Lang cũng đã để lại một ấn tượng khá sâu sắc trong lòng tôi, và tôi vẫn còn yêu thích cho đến tận bây giờ.
Những bài ca dành cho Đalat thì nhiều lắm và thật dễ thương. Từ những bản thịnh hành như “Hoài Thu”, với lời lẽ nhí nhảnh và âm điệu rộn ràng, đầy âm thanh và màu sắc, khiến ai đã từng lên Đalàt không khỏi một lần lưu luyến....Cho đến những bài ca tha thiết như “Thương về Miền Đất Lạnh” với những lời kể lể tâm tình, da diềt, khiến ngưòi nghe không khỏi thấy lòng bồi hồi.
Thác Prenn- Dalat

Tôi chưa có dịp về lại Việt Nam, tôi chưa có dịp về thăm Đalạt, thăm lại nơi thân yêu ngày xưa tôi đã sống, đã thở, trên mảnh đất thân yêù này. Tôi quên sao được những kỷ niệm êm đềm, đầy mộng mơ ấy, mà ngày nay nếu tôi có nhớ lại cũng là đề nâng niu, trân quý...Tôi yêu Đàlat nơi tôi chưa phải trải qua sóng gió của cuộc đời, từ lúc mới bước chân vào bậc Trung học đệ nhất cấp.Tôi yêu Đàlạt vì tình Đàlạt trong như dòng suối, hiền như nước Hồ Xuân Hương, não nùng như tiếng gió hú ban đêm. Yêu tất cả những gì về Đàlạt mà trong phạm vi một bài ngắn ngủi này tôi không tả hết được.

Kỷ niệm của tôi về Đàlat chỉ mang mang như thế, như cơn gió thoảng. Nhưng không hiểu sao 'cơn gió” ấy cũng đủ sưởi ấm lòng tôi mỗi khi nghĩ về Đàlat, vì nó đã đánh dấu một quãng thời gian mơ mộng của tôi ở tuổi vị thành niên, từ nhừng năm đệ thất đệ lục cho đến khi tôi đã bắt đấu biết viết lưu bút ngày xanh, biết nâng niu thơ TTKH, thơ nhất Tuấn như bao nhiêu nữ sinh khác cùng thời. Đó là quãng thời gian không sóng gió, yên bình và nên thơ, của thuở học trò:

"Ôi êm ái là thời gian cắp sách ,
Ôi vui tươi là lúc hãy còn thơ.
Đời đẹp đẽ như trong một giấc mơ,
Và thắm đượm như một mùa Xuân mới...”

May mắn cho tôi khi xa Đàlạt từ thuở còn thanh bình. Mặc dù đất nước sau này đã trải qua một cơn giông tố phũ phàng khắp mọi miền, không riêng gì Đà Lạt thân yêu; và mặc dù tôi không sống trong ảo tưởng, nhưng ít nhất là tôi đã không phải nhìn thấy sự biến động của đất nước ở ngay tại Đalat êm đềm của tôi, như nhiều người từng chứng kiến. Vì tôi không còn ở Đalat trong “cơn gió bụi” ấy nên những kỷ niệm về Đalạt của tôi vẫn còn trong sáng và nguyên vẹn, ít nhất là trong tâm tưởng. Nói thế để thấy Đalat vẫn bất diệt trong tôi. Dĩ nhiên tôi cũng không thoát khỏi thoát khỏi “trải qua một cuộc bể dâu” để mang tâm trạng đau lòng về ”những điều trông thấy” ở chung quanh.

Bây giờ, cuộc đời trôi giạt, bạn bè bốn phương lại được gặp gỡ nhau. Tình học đường lại được tiếp nối qua các kỳ Hội Ngộ. Cách đây hơn một năm, tôi đã có dịp gặp lại vài bạn. Rất vui mừng. Những bạn cũ mà tôi gặp lại là Mỵ hương và Diệm Quỳnh. Mỵ Hưong vẫn đẹp như xưa, vẫn giọng nói ấy, nụ cười ấy dù có thêm một vài nét chín chắn trên gương mặt. Diệm Quỳnh của tôi cũng vẫn dể thương, đôn hậu và khả ái. Nhưng vẫn chưa “hả” vì gặp nhau ngắn ngủi quá, đã kịp tâm tình gì đâu? Tôi đã có dịp nói chuyện với Xuân Ninh, có dịp quen thêm chị Tuyết Hồng lớp đàn chị, và gặp ngay sự huởng ứng nồng nhiệt và sự gắn bó thân ái nơi chị. Hội ngộ kỳ tới là cả một sự náo nức trong tôi, cũng như kỳ trước. Nhưng lần này biết sớm hơn, có chuẩn bị hơn, tôi tin rằng gặp nhau lần này sẽ thật vui . Kỷ niệm đẹp nhất trong đời là tình bằng hữu. Một người bạn chưa đủ mà cần có cả một “vòng” bạn hữu mới thêm phong phú. Bạn mới, bạn cũ tất cả đều nối kết lại để có được một tình thân bền chặt, bây giờ và mãi mãi về sau.

Hẹn sẽ xin nói chuyện thêm một dịp khác, vì Đalat bằng xương bằng thịt bây giờ chắc hẳn đã khác. Nhưng Đàlạt trong tâm tưởng thì mãi mãi còn trong tôi. Và tôi nghĩ đó cũng là tâm tư chung của tất cả, những con ngưòi Đàlạt, ngàn xưa và ngàn sau. Quên làm sao được “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”...

Nguyễn thị Ngọc Dung, Vancouver
Một ngày cuối năm, Dec.2011



Cao nguyên Đàlạt
ĐÀ LẠT, THỜI CẮP SÁCH

Tôi xa Đà Lạt khi vừa học xong lớp 10C tại trường Bùi thị Xuân để theo gia đình về Nha Trang... Đúng vào lúc tôi đang "yêu" Đàlạt. Đúng vào lúc tôi bắt đầu biết "mộng mơ”, mặc dù lúc ấy chỉ là một nữ sinh "ngây ngô". Thật sự tôi cảm thấy mình ngây ngô lắm, so với những bạn cùng lớp, cùng lứa tuổi. (Nhưng đã sao nào...Vì "Thuở ấy nào tôi có hiểu gì" ngoài chuyện ăn học và sống yên ấm dưới mái gia đình, với bố mẹ, anh em). Và, chỉ nguyên những sinh hoạt trong gia đình đủ làm tôi "bận rộn". Hàng ngày, cắp sách đến trường, lo chuyện bài vở. Về nhà, ngoài chuyện học bài làm bài, lại còn "công tác" trông em- đứa em út còn nhỏ- để mẹ tôi lo việc nhà, và cửa tiệm.

Phố phường

Hồi tôi học lớp đệ tứ tại trường Bùi thị Xuân cũng là năm mẹ tôi mở tiệm. Tên tiệm là Yên Sơn, vừa bán gạo một bên, vừa bán trà Bảo Lộc và cả hoa lan nữa, một bên. Tôi còn nhớ tiệm nằm ở khu Hoà Bình, truớc cửa chợ Hoà Bình, cạnh tiệm bánh mì cũng tên là "Hoà Bình" cũng vừa mớí mở. Theo mẹ tôi nói thì địa điểm này rất thuận tiện cho các bà nội trợ đi phố xong ghé vào mua gaọ và nước mắm. Lý do để mẹ tôi mở tiệm rất tình cờ. Đó là nhân một chuyến đi chơi Phan Thiết thăm bà bác ruột của tôi, mẹ tôi gặp một nhà sản xuất nước mắm Vạn Hương, rất nổi tiếng bấy giờ.

Bà cụ Vạn Hương hồi ấy dĩ nhiên là còn trẻ, cỡ tuổi me tôi, khoảng chừng bốn mươi; và chắc chắn là trẻ hơn chúng tôi bây giờ, nên cụ còn có óc kinh doanh. Bà cụ trông người cũng rất nho nhã, tử tế; và tính tình cũng hợp với mẹ tôi, nên bà cụ cũng rất cảm tình. Thậm chí một thời gian sau hai cụ kết nghĩa chị em. Bà Vạn Hương có đề nghị muốn có thêm đại lý nước mắm ở Đalat. Thấy me tôi có vẻ thành thạo, nên cũng rất vui để hợp tác. Và ngoài sự “hợp tác” còn là cái cảm tình quý hoá nhau. Thế là me tôi "kết" ngay- Hình như các cụ cảm thấy "hợp" nhau - nên không ngần ngại sẵn lòng hợp tác. Đấy, các cụ ngày xưa cũng "hay" thế đấy. Tôi biết, dưới mắt tôi, và qua lời kể của bà, tôi thấy mẹ là một người có tâm hồn nhạy bén và thích văn thơ. Nhưng mặt khác lại lại cũng rất thực tế, đảm đang. Đúng vào lúc ấy, dãy phố mới của khu hoà Bình bắt đầu mở; và mẹ tôi bắt đầu thăm dò để thuê một căn. Theo mẹ tôi nói- khi cụ ở tuổi còn đang hoạt động- chỉ muốn làm một cái gì chứ không thích rảnh - cửa tiệm của bà ngoài gạo, nước mắm để bán cho "mấy bà vợ công chức" vì nhu cầu lúc bấy giờ...Rất tiện cho các bà đi phố xá rồi ghé qua.

Vì hiểu tâm lý và nhu cầu của khách hàng, và cũng vì gian hàng khá rộng rãi khang trang, mẹ tôi bày biện cho trang nhã. Với tư cách đại lý gạo nước mắm, bà chỉ bày chừng chục bao gạo tượng trưng, chục lu nước mắm tượng trưng, cho đủ mặt hàng một bên. Vì nhu cầu thường nhật thực tế v à tiện dụng cho các bà nội trợ. Bên trái, là gian tạp hoá nhưng chỉ bán những "món" tượng trưng cho Đàlạt. Từ trà Bảo Lộc đến lan rừng. Đứng từ cửa nhìn vào phiá bên trái là quầy tủ kính, nơi mẹ tôi bày những hộp trà, gói trà lớn nhỏ vào môt dãy. Dãy kia là những chiếc áo len đan kiểu mới rất mỹ thuật nằm gọn ghẽ trong tủ kính cao mà tôi thường ngắm một cách “khao khát”. Trước cửa tiệm treo những giỏ lan rừng trông thật trang nhã. Ở giưã dành một lối đi rộng rãi. Cho nên bước chân vào tiệm khách chỉ thấy một sự thoáng mát, khang trang không thấy cai gì là gạo, là mắm, bận bịu hay tất bật như những tiệm khác.


Khu Hoà Bình-Dalat

Mẹ tôi thưòng tự hào về mắt mỹ thuật của bà. Khách của cụ ngoài những người sống quanh khu vực, còn có đa số các bà nội trợ, phu nhân của các vị công chức trong, ngoài trường Trần Hưng Đạo đặc biệt chiếu cố. Hình như các cụ có cái thú gặp gỡ, trà nước ngay ở tiệm một cách an lạc, không vôi vã. Khách nhận thấy đây là nơi dừng chân thoải mái để mua những món rất thực tế mà không phải chen chúc, căng thẳng. Buổi tối tôi thường được me tôi tin cậy, “cử” tôi ở lại "trông tiệm" cùng với bà chị họ của tôi -bà chị thường phụ tá với me tôi ở cửa tiệm. Thế là hai chị em ở lại tiệm buổi tối, tôi được yên tĩnh học hành. Tiệm có lầu để ở, có phòng ngủ, phòng khách, và bếp vừa đủ tiện nghi. Lại có cả balcony nhìn ra đường,rất tiện cho việc... ăn hàng buồi tối của chúng tôi. Và như vậy tôi đi đên trường cũng gần hơn. Me tôi hồi ấy thì có khi về nhà buổi tối nếu hôm sau không phai bân rộn sớm. Có khi bà ở lại tiệm. Ở tiệm hay ở nhà, sáng nào bà cũng dậy sớm tập thể dục, và tụng kinh niệm Phật trước khi tiệm mở cửa. Khi nào bà về nhà -lúc ấy nhà vẫn ở trong trường Trần Hưng Đạo- thì chúng tôi đúng là "gà vọc niêu tôm" (hay "gà mọc đuôi tôm" cũng thế). Cho nên gọi là trông tiệm chứ kỳ thực chúng tôi đâu có phải làm gì. Tôi còn nhớ buổi tối khu phố thật yên tĩnh. Chỉ có tiếng rao lanh lảnh nửa đêm của chị bán chè bột khoai nghe văng vẳng và xa vắng “Ai ăn chè bột khoai bún tàu,đậu xanh nước dừa đường cát hô...ông”, hay tiếng rao đầy quyến rũ của gánh phở rong, mì rong. Chị em tôi thường thường mỗi khi nghe tiếng rao là lại "cầm lòng không đậu". Thế là bảo nhau sáng chế ra một cách ăn hàng không phải mở cửa duới nhà vào ban đêm. Thế là một cái giỏ tròn tròn được buộc chăt chẽ hai bên vào hai sợi thắt nối hai đầu lại với nhau . Rất an toàn để thả xuống đường cùng với số tiền trả cho hàng chè, hàng phở. Thật là thú vị. Bây giờ nghĩ lại mà thèm sống lại những thời kỳ ấy.

Bạn cũ

Sở dĩ tôi nhắc đến cửa tiệm của me tôi vì nó có môt sự gắn bó với tôi khi bước chân sang Bùi thị Xuân. Tôi không phải đi bộ từ trường Trần Hưng Đạo bằng lối tắt như tôi đã làm thế một năm trước đó. Tôi có dịp cắp cặp đến trường bằng con đường Hàm Nghi. Con đường quanh co dẫn tôi đến Bùi thị Xuân từ phiá phố chợ cũng giản dị hơn, thay vì phải băng qua những ngọn đồi để đi lối tắt sang trường BTX. Nhưng đẹp hơn cả vẫn là những kỷ niệm khi bạn bè rủ nhau về cùng đường. Tôi vẫn chưa quên những buổi trời mưa nhỏ hạt, hay những hôm đuờng phố ướt át, lạnh lẽo, chúng tôi đi về trên con đường Hàm Nghi quen thuôc này, băng qua một dãy những cửa tiệm mà gìờ đây tôi không nhớ hết tên. Điều làm tôi nhớ mãi vẫn là hình ảnh những người bạn cùng lớp, đi về cùng đường. Toàn là những người đẹp đã một thời được ái mộ. Mà mỗi người một vẻ..Hồi ấy, về cùng đường với tôi là những người đẹp Oanh Trảo và Kim Chi. Kim Chi cao cao, “điệu” và duyên dáng. Oanh Trảo với dáng dấp thanh tao, mái tóc dài liêu trai, gương mặt mảnh mai....Thùy mị và đứng đắn, Oanh Trảo được
nhiều người ái mộ vì “mỏng mày hay hạt”.


Đường Hàm Nghi dẫn đến
trường Bùi thị Xuân, Đalạt

Một chị bạn nữa là Lê thị Hoa cũng điệu, và dễ thương với mái tóc đen và điệu; tóc dài, da trắng môi hồng mà tôi nghĩ chắc cũng có nhiều anh ngấm nghé. Nói đến người đẹp lớp tôi thì không thể không nhớ đến Mỵ Hượng và CôngTằngTôn Nữ Xuân Ninh. Hai cô bạn thân nhau như cặp bài trùng. Người đẹp Mỵ Hương hay đi với người đẹp Xuân Ninh- Mỗi người một vẻ. Riêng Mỵ Hương đã từng làm Trưng Trắc. Ai mà không biết tiếng Mỵ Hương là ...một điều thiếu sót. Một nhân vật khác không kém quan trọng là Phùng Diệm Quỳnh, cô bạn khả ái, tươi vui và hay cười, đặc biệt tôi còn nhớ cô bạn Diệm Quỳnh ngày ấy rất “ngoan”, rất ân cần và đậm dà tình nghĩa. Cách đây hơn một năm, khi tôi gặp lại Quỳnh trong kỳ Hội Ngộ ở Houston, dù chỉ là trong giây phút ngắn ngủi vì Quỳnh không đi cruise, nhưng nàng Quỳnh bây giờ vẫn thế, vẫn dễ thương như ngày nào. Cùng lớp với chúng tôi còn có Tăng Tuyết Khanh mà nếu không nhắc tới thì cũng không trọn vẹn.Tuyết Khanh trông đẹp một cách giản dị ; và đặc biệt, tuy không lộng lẫy nhưng khi trang điểm thì lại nổi bật hơn cả. Thế mới lạ; vì nét trời cho đã có sẵn. Xuân Ninh ngồi cạnh tôi, cô nàng thường hay vẽ hình người đẹp, nhìn profile với mũi, miệng nhìn nghiêng trông thấy hay hay. Tôi cũng bắt chước Xuân Ninh vẽ kiểu như thế, nhưng chắc chắn không thể bằng. Hình như là Xuân Ninh phác hoạ Mỵ Hương.

Một người đẹp khác trong lớp không thể không nhắc tới là Hiếu. Từ trường Trần Hưng Đạo chuyển qua, nàng Hiếu duyên dáng đã “hội nhập” ngay với cái “xã hội dân sự” nhỏ bé đầy những tinh hoa ấy trong khung cảnh Bùi thị Xuân. Hiếu đặc biệt là có duyên với hai cái lỗ dùi bên mép, hi vọng bây giờ vẫn còn. Hiếu thưòng dí dỏm và thường hay cuời “khanh khách” nghe rất vui và pha tí nghịch ngợm. Tôi cũng còn nhớ Bùi thị Huệ với nước da trắng, và môi đỏ, hơn nữa, Huệ rất phóng khoáng và quảng giao. Vào năm đệ tam lớp chúng tôi có thêm Kim Cúc mới từ Sàigòn lên học. Cúc nghịch một cây, nói năng hoạt bát, dạn dĩ...Còn nữa mà tôi chưa thể nhớ hết.

Một bạn nữa khá đặc biệt, đó là Nguyễn thị Mai. Hồi ấy ai cũng bảo tôi giống Mai; vì có lẽ hai đưá cũng có chiều cao tầm thước giống nhau. Mai hơn tôi một tuổi nên được coi là “chị”. Mai cũng có vẻ thạo đời hơn tôi, thực tế hơn tôi và có lẽ “khôn” hơn tôi. Hình như sau đó Mai thôi học hay đi đâu mà tôi không nhớ rõ. Có một điều tôi nhớ rõ là tôi có cái may mắn đuọc lọt vào một lớp học có nhiều người đẹp và lại giỏi nữa..Giờ này tôi còn hình dung nét của từng người bạn một. Đúng là “mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”...

Thầy xưa

Nói đến trường Bùi thị Xuân mà không nói đến bạn bè thì chưa phải là tình học đường. Mà nói đến các bạn học mà không nhắc đến thầy cô thì lại càng là một điều vô nghĩa. Các thầy, cô tôi thuở tôi còn học ở truờng Trần Hưng Đạo và cả sau này ở Bùi thị Xuân là những bậc thầy khả kính. Làm sao tôi có thể quên được hình ảnh cô giáo tôi, cô Hiển - dạy Pháp Văn khi tôi ở Đệ Thất, Đệ Lục. Cô hình dáng gầy gò, thanh tao và đặc biệt là hiền và nghiêm. Cô rất quý bọn tôi và lên tiếng rày la những nam sinh hay buông lời trêu đùa “học sinh con gái” ở trong lớp. Có một anh tên Hiền thường vui tính và thích chọc đùa nữ sinh, nên hay nói những lời bông đùa “ngoa” rằng: “Cô ơi cô, con gái hư lắm, giết chết con gái đi” . Thế là anh chàng lại bị cô Hiển bắt phải giữ im lặng trong lớp và bị la rằng “chỉ được cái nỏ mồm thôi”. Thực ra chúng tôi biết mấy “nam sinh cùng lớp” này rất vui tính và chỉ đùa cho lớp sống động thêm, và cả cô cũng biết thế. Nhưng với cuơng vị là cô giáo, cô Hiển vẫn phải nói những điều cần nói để giữ trật tự trong lớp và cũng là để các nam sinh “liệu” mà tỏ thái độ nghiêm trang hơn. Cô luôn luôn bênh vực mấy em nữ sinh, vì biết mấy em “ngoan”. Cô Hiển là vợ thầy Nguyễn đức Kim dạy môn Toán. Thầy có một phương pháp dạy Toán rất hay với một phong cách đặc biệt và thoải mái, khiến học trò... dở Toán như tôi cũng không bị “căng thẳng” vì môn này. Tôi cũng không quên tất cả các thầy cô đã dạy tôi từ những năm học Trung học đệ nhất cấp cho đến khi tôi vừa bước chân vào đệ nhị cấp. Dạy Việt văn thì có thầy Nguyễn Vỹ. Thầy thật nghiêm, ít nói, đặc biệt là rất trầm lặng. Nhiều lúc chúng tôi thấy thầy trầm lặng và buồn buồn một cách ...khó hiểu. Ít lâu sau thầy nghỉ dạy. Chúng tôi nghe phong phanh hình như Thầy đi “làm cách mạng”, nhưng không biết tin này có chính xác không? Sau đó, chúng tôi không được tin thầy nữa. Về nhạc thì có thầy Phạm đình Tín. Thầy Tín rất hiền và dễ chịu, vừa dạy vẽ vừa dạy nhạc. Đến khi chúng tôi được dời sang học ờ trường Bùi thị Xuân thì tôi lại được học với các thầy cô khác.

Sân trường Buì thị Xuân Đàlạt

Hiệu trưởng truờng Bùi thị Xuân bấy giờ là cô Nguyễn văn Đãi. Cô là vợ của Thầy Nguyễn văn Đãi-làm Phó Thị Truởng thành phố Đàlạt. Cô có tên rất hay - Nguyễn Khoa Diệu Liễu. Cô Đãi lúc ấy làm giáo sư hướng dẫn lớp tôi. Cô dạy Việt Văn. Vào những lúc lớp học có giây phút rảnh rỗi, cô thường hay đọc cho chúng tôi những bài trong Nam Phong Tạp Chí, Đông Dưong Tạp Chí ngày trước để cho chúng tôi hiểu rõ một giai đoạn văn học của nước nhà. Lúc khác, cô thuờng dùng ít phút trống để dạy những bài hát tiếng Pháp cho chúng tôi tập, mà giờ đây tôi quên gần hết. Chỉ nhớ bài “One day” mà tôi rất thích. Cô yêu văn chương, say mê những áng văn học thời tiến bán thế kỷ XX. Giọng cô ấm áp, vẻ mặt cô hiền từ và ân cần với từng học sinh. Cô thương bọn nữ sinh ngoan ngoãn, học giỏi.lớp cô hướng dẫn. Cô “cưng” Tăng Tuyết Khanh nhất thì phải. Tôi nghe nói thế, chả biết có đúng không nhưng nếu như vậy cũng phải. Nhưng, nói chung thì cô yêu tất cả. Chắc chắn là cô không ghét đứa nào. Cư 1nhìn vẻ nhìn nhân ái của cô thì đủ biết.

Chúng tôi rất thương cô Đãi. Bao nhiêu năm trời, cũng như nhiều bạn khác, tôi thỉnh thoảng vẫn nghĩ đến cô mà không có dịp thăm viếng. Nghe nói các bạn ở Cali còn có dịp thăm cô. Ngày đó tôi còn ở Ottawa, khá xa, nên chưa đi được ngay. Có lần, nhân nói chuyện với chị Phương Thu, tôi đươc biết chị Thu cũng là học trò cô Đãi, cũng học những thầy cô giống như tôi, nhưng chị ở lớp lớn hơn. Tôi cảm thấy vui mừng khi đuợc gặp lại người Đàlạt ở Ottawa. Khi dời xa Đà Lạt vào cuối năm đệ tam, năm ấy, tôi vẫn còn mang nặng trong lòng cảm tình quý mến đối với một số thầy cô. Đặc biệt là Cô Cẩm Anh, một trong những giáo sư tôi rất yêu mến, kính trọng. Cô đẹp và hiền. Sau này, khi tôi đã đi dạy ờ trường Nữ Trung Học Nha Trang, nhân một lần về làm Giám khảo Kỳ thi Văn Chương Phụ Nữ Toàn quốc, tôi có được gặp cô Cẩm Anh tại trường Nữ Trung Học Trưng Vương. Lúc đó từ Bùi thị Xuân, cô đã xin đổi về dạy tại trường Trưng vương được vài năm. Gặp lại cô thật vui... Từ bấy đến nay, thời gian đã lâu quá, bây giờ chắc chắn cô đã quên. Ngày ấy tôi đâu có biết liên lạc, gắn bó với Thầy, với bạn “chặt chẽ” được như bây giờ. Năm đệ tứ chúng tôi học với những thầy cô khác; như cô Xuân An dạy Anh Văn, thầy Phúc dạy Pháp văn. Lên đệ tam lại có cô Trương Mộng Ngọc dạy Sử Điạ. Cô cũng mới đổi về; người cao cao gầy gầy, mặt rất đẹp và thanh. Anh Văn đệ tam thì có thầy Tạ Tất Thắng. Thầy mới ở Úc về, dạy giỏi, vui và có duyên. Các học sinh rất quý. Những năm trước đó nghe tiếng Thầy, chúng tôi ao ước được hoc với thầy. May mắn thay, năm đó thầy dạy lớp chúng tôi. Tôi còn nhớ năm đệ tam thầy dạy cả văn học sử Anh. Tác phẩm tôi còn nhớ mãi là “She stoops to conquer”` (cúi xuống để chinh phục)- mà tôi thấy rất thú vị và thấm thiá với khía cạnh triết lý của tác phẩm. Đó là triết lý về sự khôn ngoan, nhún nhường để có thể thắng hoàn cảnh hay đối phương.


Núi đồi Đàlạt

Con đường Hàm Nghi dẫn tôi đến trường mỗi ngày tuy không đông đúc bằng những con đường khác, nhưng vẫn làm tôi nhớ vì nó đã nối trường đến phố. Đặc biệt, dù đã bao năm xa Đalat nhưng tôi vẫn không quên được tiệm phở Hàm Nghi. Phở Bằng và Phở Tín, nổi tiếng vói món phở áp chảo mà tôi thích và gia đình tôi thích. Cuối tuần chúng tôi thường được bố mẹ dẫn đi ăn tiệm. Món đắc ý nhất của chúng tôi là món phở này. Phở áp chảo ngon và đặc biệt ở chỗ bên ngoài rất dòn, mà bên trong nóng hổi và vẫn mềm. Trời lạnh lẽo, bước chân vào tiệm chờ món phở xào áp chảo bưng ra, ăn dòn tan bên ngoài nhưng mềm mại và nóng hổi bên trong cộng thêm nước sauce với đủ mọi thứ rau, cà chua, chouffleur, cà rốt, hành tây, tỏi tây, bắp cải v.v... sào nóng đồ vào với mùì tiêu bốc lên thơm lừng, sao mà “êm ái và ngọt ngào” đến thế.

Nhưng nói đến Đà Lạt mà chỉ nhớ đến phở là không đủ, và nói đến món ăn thì đã có nhiều bài viết đến rồi. Điều làm tôi nhớ mãi Đàlat là những chuỗi ngày đi học với những kỷ niệm rất đơn sơ, êm đềm mà giờ đây chỉ còn là những hình ảnh mơ hồ của mấy chục năm về trước. Tôi xa Đàlat đã lâu chứ không được cái may mắn ở Đalạt cho đến ngày mất nước để thấy rõ hơn cái phũ phàng của hoàn cảnh đất nước, của thời cuộc Việt Nam và cái vô thường của cuộc đời như tôi và nhiều người đã phải trải qua khi ở Nha Trang truớc ngày nước mất.

Cho nên kỷ niệm về Đalat vẫn còn nên thơ, vẫn đẹp nguyên vẹn trong tôi. Tuy đã xa cách nhìều năm nhưng Đalat vẫn còn rất đậm nét.Tôi vẫn trân quý những kỷ niệm đó, kỷ niêm của một thời cắp sách. Kỷ niệm của tôi "có" trong cái "không", và vẫn "không có gì" trong cái "có" đó...Nhưng khó mà mua được. Nói thế để thấy rằng mỗi người lại có những kỷ niệm riêng, một tâm trạng riêng cũng như cảm xúc riêng. Những kỷ niệm ấy có thể có ý nghĩa với người này nhưng lại vô nghĩa với người kia. Điều quan trọng là mình thấy gì, cảm gì và biết quý hoá, trân trọng những gì mình có. Chỉ có thế, nhưng sao tôi thấy rất là quý .

Hồi ấy như đã nói, ngoài chuyện học hành tôi chỉ biết "trông em" - quên, lại còn thích nấu ăn nữa chứ- Tôi thích “làm bếp” chỉ vì chị bếp hay sào nhiều dầu mỡ mà tôi không “chịu” được. Thế là phải xin cho “em” được sào . Đúng là “hay ăn thì lăn vào bếp”. Mà thực sự thì tôi thấy cái thú trong việc này. Ngoài ra, lúc rảnh thường hay nghêu ngao hát; và mê nghe nhạc, thích chép và thưởng thức những bài thơ của những thi sĩ thời Tiền chiến. Những Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng lư, Thế Lữ, Đinh Hùng, Nguyễn Bính v.v... là tôi không bỏ qua. Nhưng mới mẻ hơn, độc đáo hơn - vào lúc ấy- là thơ TTKH. Rồi thơ Nhất Tuấn, nhẹ nhàng, mới mẻ và rất...Đà lạt. Các bạn tôi hồi đó nàng nào cũng ngâm nga câu thơ, ân cần:

Noel xưa anh nhớ,
Khi hãy còn yêu nhau,
Nhà thờ nơi cuối phố.
Thấp thoáng sau hàng dâu
Em cùng anh đi lễ,
Cùng chung lời nguyện cầu
Mimosa bừng nở,
Đẹp như tình ban đầu....
Hoa Mimosa Dalat

Mặc dù hồi ấy tôi cũng chưa biết “theo mốt” để có mối “tình đầu” cũng như chẳng có “tình cuối” gì vội, tôi chỉ hơi “vương vấn” nhẹ nhàng một chút thôi; nhưng vẫn thấy thơ Nhất Tuấn là ...có lý. Nữ sinh Đàlat thời ấy mấy ai mà không biết thơ Nhất Tuấn và thơ TTKH. Nhất là đối với những ai đã biết hẹn hò? Riêng tôi, tôi thích thơ nhất Tuấn vì cái vần điệu, và vì có hoa mimosa tôi thích. Thuần túy chỉ có thế. Nếu thơ TTKH là sầu khổ thì thơ Nhất Tuấn lại dễ thương, trong sáng và hi vọng. Bạn bè tôi thường thuộc nằm lòng mấy câu thơ “thời thượng” đầy gợi cảm và gợi hình của thi sĩ Nhất Tuấn: “Áo tím quần đen dáng dịu hiền, Nơ xanh buộc tóc lại thêm duyên”. Tôi cũng như các bạn khác, thường chép lại thơ vào môt tập thơ riêng để lúc rảnh ngâm nga, thưởng thức. Không hiểu sao tôi yêu thơ, yêu nhạc đến thế. Cứ mỗi lần gia đình tôi, bố mẹ và anh em - thường hay đi ciné hoặc xem những đoàn cải lương Thành Được-Thanh Nga v.v...nếu nhằm hôm có nhạc yêu cầu là tôi lại thoái thác để ở nhà nghe, nhất là nghe ban Hợp Ca Thăng Long.

Tôi mê Thái Thanh từ hồi còn nhỏ, khi bắt đầu biết yêu thích tân nhạc. Lúc bấy giờ chép thơ dường như đã trở thành cái “mode” của nữ sinh BTX nói riêng, và có lẽ là chung cho tất cả các nữ sinh một thời tại các trường. Nhưng vói riêng tôi, những "vần thơ sầu rụng" ấy đã theo tôi suốt chiều dài của đời học sinh và cả thời sinh viên nữa. Thơ tiền chiến, nhạc tiền chiến là một cái thú khó bỏ. Ngoài ra, còn là sách Tự Lực Văn Đoàn mà tôi mê đọc; và đọc say sưa, nhưng phải đọc ... lén ba tôi. Những sách viết chung của Khái Hưng và Nhất Linh từ “Đôi Bạn”, rồi “Đoạn Tuyệt” cho đến “Nửa Chừng Xuân'. Nào là “Lạnh Lùng”, “Gánh hàng hoa”, với “Đời Mưa Gió”....Đủ cả, “thập loại chúng ...truyện”. Đấy, thú vui và bổn phận của tôi có chừng đó. Chưa phải lo lắng gì nhiều ngoài chuyện bài vở, sách đèn. Tôi còn có thêm một nhiệm vụ khác nữa là để ý việc “bếp núc” một chút với chị giúp việc; đồng thời cũng giúp mẹ những chuyện lặt vặt khác, như để ý việc nhà cừa gọn ghẽ v.v...Con gái, “tập làm, tập ăn” mà! (Nghe như có vẻ như “con nhà lành”, “đảm đang”, nhưng thực sự chỉ là vô tư). Bây giờ nghĩ lại cứ "như đá ngây ngô" vậy.

Không hiểu tại sao, lúc ấy trong lòng tôi chẳng chút ưu tư , cũng không biết nhõng nhẽo, đòi hỏi gì cả. Nhưng tôi biết là chắc chắn nhiều cô nữ sinh hay nhõng nhẽo. Tôi còn nhớ khi đã lên lớp đệ tứ thì tôi bắt đầu thấy mơ mộng rồi. Còn bạn tôi thì một vài nàng bắt đầu dấu hiệu muốn làm “cách mạng” hay “nổi loạn”. Có lẽ phải như thế mới “sống động” hơn tôi. Nhưng, cũng “may” là những bạn ấy lại không nằm trong nhóm mấy cô bạn ngoan hiền, hoc giỏi kể trên. Còn tôi thì chằng có gì... đáng nói. Có chăng chỉ là một sự cảm nhận về những năm tháng của tuổi học trò mà bây giờ nhớ lại sao thấy thật êm đềm, không sóng gió. Nhiều lúc nhớ lại cả một quãng thời niên thiếu tôi thấy rất quý...Thật quả "Ôi êm ái là thời gian cắp sách” vì cuộc đời chưa có gì là vất vả cả, tôi chưa kịp thấy khổ sở bao giờ... Đặc biệt quãng thời gian đi học ở Đàlat đối với tôi là một kỷ niệm rất êm đềm và khó phai. Bây giờ hồi tưởng lại, biết bao điều để nói mà chưa một lần viết ra...

Bây giờ và ở đây

Ngày nay khi được anh Hoàng Kim Châu,Trưởng Ban Báo chí nhắc viết bài, tôi rất phấn khởi, rất náo
nức để viết; nhưng nhiều lúc vì công việc bề bộn, tôi không biết phải bắt đầu từ đâu. Cuộc đời tôi, chỉ nguyên quãng đời học sinh thôi, cũng đã đầy ắp những kỷ niệm. Mà những kỷ niệm ấy -đúng như nhà văn Thanh Tịnh nói- tôi chưa lần nào ghi lên giấy, nhưng thực ra đã “ghi” trong đầu rất nhiều. Thế mà mỗi lần định viết, tôi lại “ấp úng không ra được nửa lờì”. Mà đã viết, thì ... một bài thành hai. Cũng chỉ vì toàn những ý nghĩ lung tung xô đẩy, chen lấn, nên tôi quên cả thời gian, không gian. Chỉ viết, và viết, chẳng suy nghĩ...

Hình như tôi sinh ra đời dưới một ngôi sao ...lạ, sao “thiên di”. Vì thế nên cứ dời đổi luôn. Nhưng cũng chính vì sự dời đổi đó mà tôi có lắm kỷ niệm; mà những kỷ niêm của tôi thường “rải rác” mỗi nơi một ít -toàn là những kỷ niệm của ngây ngô, khờ khạo. Nếu nói theo tử vi thì cung “Thiên di” của tôi lại rất tốt. Và vì tốt, nên suốt đời ... lưu động. Mãi cho đến khi sang Canada, sống tại Ottawa, tôi mới có dịp “dừng bước giang hồ”, ở lâu một chút: 13 năm. Những tưởng thế là xong. Nhưng rồi, lại một lần nữa, tôi tình cờ dời chân đến miền núí cao, biển xanh của Vancouver, đúng vào lúc bố mẹ tôi dời ra đó, khi một trong hai ngưòi anh của tôi đổi ra mở phòng mạch tại Vancouver. Lại cũng đúng vào lúc con gái tôi muốn theo chân cô bạn cùng lớp, ra ngoài này học tiếp, vì nó rất thích biển. Thế là tôi lại một lần nữa, đi xa... Đành nghĩ: dù sao ở nơi xứ lạ, cũng có ngưòi thân chung quanh. Từ những ngày ở Việt Nam, nơi tôi ở lâu nhất là Đàlat...Mà cũng chỉ có 5 năm! Và bây giờ đã 16 năm ở Vancouver. Nhiều lúc nhớ Ottawa, nơi tôi đật chân đến đầu tiên, nơi có Cộng đồng rất thân thuộc, nơi cha mẹ anh em tôi sống ở đó ngay từ buổi đầu tiên tị nạn, như là mối tình đầu, tôi chỉ muốn quay về lại “bên ấy”.

Nhưng rồi, ở đâu cũng có những sinh hoạt gắn bó, ở đâu cũng tìm ra tình nhân ái, những cái rất chung và rất riêng. Và nhất là ở đâu cũng có thể tạo ra niềm an lạc cho tâm hồn là ở đó có hạnh phúc. Trong hoàn cảnh riêng, dù không ở một chổ, lúc nào và ở đâu tôi cũng cảm thấy hạnh phúc với chính mình. Đi trên những con đường lên cao, xuống thấp làm tôi nhớ Đalạt, những con dốc. Vì...không có dốc không phải là Đàlat. Không có dốc, không phải là Vancouver. Thời tiết lạnh và khô ráo, có nắng vàng-một điều rất hiếm ở Vancouver- làm tôi thấy nhớ Đàlat nhiều, những năm xưa. Nhìn lại đời mình, trừ những năm “trời đất nổi cơn gió buị” không tránh khỏi, nói chung là một chuỗi ngày hạnh phúc, một thứ “hạnh phúc lang thang”...như mây. Đơn giản. Và hạnh phúc bây giờ là sự hội ngộ, là những gắn bó thắm thiết chân thành của tình bạn, sau khi ai cũng đã từng “trải qua một cuộc bể dâu”...Đó là những kỷ niêm êm đềm không dễ gì mua đươc.

Nguyễn thị Ngọc Dung, Vancouver
Một ngày Mùa Đông 2011